ForeverMissed
Large image
NGƯỜI THÂN, HỌ HÀNG, CÁC AHCC VÀO ĐÂY ĐỂ GHI LẠI NHỮNG NHỮNG KỶ NIỆM VỀ AHCC TRẦN SĨ HUÂN.

ĐÂY LÀ BẢN BASIC NÊN CHỈ GHI VÀO TRIBUTE, LIFE,STORIES.
RIÊNG GALLERY CHỈ POST ĐƯỢC 5 TẤM ẢNH, KHÔNG VIDEO, KHÔNG NHẠC NỀN...

NẾU GIA ĐÌNH CÓ NHU CẦU THÊM SẼ GÓP PHẦN NÂNG  CẤP THÀNH BẢN PREMIUM ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC POST NHIỀU HÌNH ẢNH VÀ VIDEO CŨNG NHƯ NHẠC NỀN CHỌN LỌC.....ĐỂ TRANG NÀY THÊM TRANG TRỌNG..
May 18, 2021
AH Vương Hoàng Thanh đã viết:
“ R.I.P. AH đàn anh Trần Sĩ Huân. 
Thanh cũng đã từng gặp anh Trần Sĩ Chương tại Sài gòn.
Bây giờ nghe nói vẫn còn nhiều tâm huyết để lo cho Nha Trang. “
May 18, 2021
AH Lê Huệ đã viết:

“ Còn một kỹ niệm nữa, không biết có lầm lẫn khi tôi về Sở xây dựng Biên hòa ngày 1.7.1975 cùng với 4 bạn đồng môn, nơi chiều nào sau khi đi công trường về là tập trung trước cửa phòng của Trưởng ty công chánh cũ - nơi bàn mà ông Huân đã từng ngồi làm việc - để học tập chính trị.”
May 18, 2021
AH Lê Huệ , KSCC khoá 14 đã viết :

“ Tôi có 2 điều để nhớ về KS TRẦN SĨ HUÂN không biết có nhầm lẫn gì không: tôi có một cuốn Bê tông cốt thép do ông biên soạn và cách đây 5 năm khi kỹ niệm ở ĐHBK tôi có gặp người con trai của ông, có chụp hình lưu niệm.”
May 18, 2021
Bài viết của AH Trần Sĩ Huân
LTAHCC SỐ 94 - THÁNG 02/2010
TRANG 41

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

TRẦN SĨ HUÂN

TY CÔNG-CHÁNH BÌNH-DƯƠNG

Lúc đó tôi mới 28 tuổi.
Sau khi ra Trường được 3 năm, tôi được
bổ làm Trưởng-Ty Công-Chánh Thị-Xã Huế thì một hôm tôi nghe nói có ông Nguyễn-Văn- Dinh, Tổng Giám-Ðốc Công-Chánh đến hội kiến với ông Cố-Vấn Ngô-Ðình-Cẩn, xin cho người ngoài này vô Nam để thay đổi nhau làm việc, vì lúc đó có ông Nguyễn-Văn-Trương ở Cần-Thơ ra làm việc ở Khu Công-Chánh Huế. Ông Cố vấn liền trả lời hỏi ý kiến ông Phan- Văn-Cơ, Trưởng Khu Công-Chánh Huế xem ông Huân có muốn thì cho ông ấy đi. Thế là tôi bị kẹt.
Tôi ở Huế vừa được hai năm, nay lại sửa soạn hành lý ra đi trong sự thương tiếc của các nhân viên đã dành nhiều cảm tình đối với tôi. Lúc đó tôi chưa hiểu chính-trị là gì, tôi nghe nói là sẽ được chỉ định đổi đi Bình-Dương, cách xa Saigon 30 cây số. Tôi cũng chẳng biết Tỉnh Bình-Dương lúc đó là một Tỉnh tương đối có nhiều hoạt động phá hoại của VC nhất là tại các vùng Mật khu Bời-Lời, Tam giác sắt, An-Phú-Ðông v.v... và những địa đạo ở Củ- Chi.
Vào Saigon, tôi trình diện ông Trưởng Khu Bắc Công-Chánh và được ông Trưởng Ty Công-Chánh Gia-Ðịnh, một người lớn tuổi, hướng dẫn lên Bình-Dương. Ðến nơi tôi thấy cử chỉ ông Tỉnh-Trưởng Ðặng-văn-Trọng, người Cần-Thơ, không có mấy thiện cảm đối với tôi, liền cho mời tôi ra ngoài để ông nói chuyện riêng với ông Trưởng-Ty Công-Chánh Gia-định. Sau tôi được biết ông Tỉnh-Trưởng yêu cầu cho một người Trưởng-Ty nào lớn tuổi hơn để có thể bàn công việc trong Tỉnh. Ông Trưởng-Ty Công-Chánh Gia-Ðịnh trả lời hiện ở Nam Phần không có người, mà ông Huân là người làm được việc ngoài đó, ông Tổng Giám Ðốc mới đem vô; thôi ông Tỉnh- Trưởng cứ chấp nhận, nếu sau này có việc gì xảy ra, Tổng Nha Công-Chánh xin chịu hết
trách nhiệm và kiếm người lớn tuổi đến thay thế....
Ty Công-Chánh Bình-Dương nằm ngay chỗ đi ra ngã sau Biệt Thự của Dinh ông Tỉnh- Trưởng và ngay mặt tiền Tòa Hành Chánh Tỉnh. Văn phòng Ty Công-Chánh chỉ gồm có một nhà nhỏ, nối liền với dãy nhà cho thợ thuyền và tài xế ở, tiếp theo là một Cơ-Xưởng rộng lớn. Tại Văn phòng, ngoài tôi ra còn có ông Ðốc Công Phạm-văn-Ba làm Ðốc Công Công-Trường, ở dưới Cơ-Xưởng thì có ông Vũ-văn-Ðức làm Trưởng Xưởng.
Ở đây tôi không muốn đề cập đến vấn đề chuyên môn mà chỉ nhắc lại những chuyện bên lề làm việc, vì chuyên môn thì ngoài việc ÐạiTuBổQuốclộ13,Tỉnhlộ2,5,7,cũng như việc tu bổ các đường sá trong châu-thành mà công việc thường xuyên thì chỉ có thế. Trước hết là việc đón Tổng-Thống nhằm ngày mồng 3 tháng giêng lại là ngày sinh nhật của Tổng-Thống nên Tỉnh lo sốt ruột. Mấy ngày trước đó, tôi phải dựng cờ, treo biểu ngữ, trồng cổng chào ở Lai-Khê là địa điểm Tổng-Thống xuống máy bay. Từ Lai-Khê đi vào trong rừng độ 10 cây số mới đến cho hành lễ là một xã ranh giới ở giữa hai Tỉnh Bình-Dương và Bình-Long. Tôi đã mượn xe ủi đất của sở Ðồn- Ðiền ủi 10 cây số cỏ mọc lôi thôi dọc đường. Vào đến chỗ hành lễ, chả có cái gì dùng được, ngoại trừ nhà ông Xã-Trưởng. Tỉnh được lệnh làm chỗ cho Tổng-Thống nghỉ trưa, Tỉnh giao lại Ty Công-Chánh thi hành cùng với phòng Tài-Chánh Tỉnh. Mọi việc đều có thể thực hiện được, duy chỉ vấn đề nước rửa mặt và bồn rửa mặt là không có. Thế là tôi phải cho làm một tháp gỗ cao ở ngoài tường nhà trên đó đặt một phuy nước, rồi bắt ống chảy vô bồn để rửa mặt. Ðến trưa ăn cơm, Tổng-Thống ăn riêng một mình, còn Công chức Saigon và Tòa Tỉnh ăn chung tại nhà ngang phía dưới. Ông Tỉnh- Trưởng ăn không yên, bèn đi lên đi xuống dòm chừng ông Cụ kêu chi thì trả lời, làm Tổng-Thống phải lên tiếng mời ăn.
Sau buổi viếng thăm công trường hôm đó Tổng thống ra về, nói tiếng cám ơn và bắt tay ông Tỉnh-Trưởng trước khi lên tàu bay. Chính nhờ cái việc bắt tay đó mà Ty Công- Chánh chúng tôi được tiền của ông Tỉnh- Trưởng cho mua một con bò cùng chung nhậu nhẹt.
Ðến khi có lệnh trên bắt tổ chức Hội Ðoàn Cách Mạng Quốc-Gia thì ông Tỉnh- Trưởng mời một trong mấy ông Công-Chức ra làm chức vụ Chủ-Tịch, không ai chịu ra nhận lãnh trách nhiệm cả, ông bèn nghĩ đến tôi là người của ông Cố-vấn ở Huế chắc rành việc này (ông đoán vậy) nên yêu cầu tôi đứng ra làm Chủ-Tịch viện cớ là Ty Công-Chánh đủ phương tiện hơn các Ty khác. Tôi thoái thác không được bèn nhận lời của ông với một Ban Chấp-Hành phần đông thuộc bên giáo giới. Thế là từ ngày tôi mặc bộ đồ xanh của Cách Mạng Quốc Gia, tôi đi thăm các Chi Bộ thuộc thẩm quyền trong dịp họ bầu ra Ban Chấp- Hành của họ. Tôi tổ chức các buổi nói chuyện về tinh thần yêu nước hy sinh của các bậc tiền bối bên phụ nữ cũng như bên nam giới. Dần dà quen lối sinh hoạt chung, tôi tổ chức các toán dân sự vụ, chỗ nào cần sửa cầu, sửa đường trong khu họ ở, anh chị em liền vui vẻ đi công tác cộng đồng vào ngày chủ nhật.
Ðược một năm thì ông Tỉnh-Trưởng dân sự ra đi, đổi ông khác đến. Ông này là Trung- Tá Phạm-Văn-An, người Tân An, đeo kiếng cận thị, làm việc siêng năng kỷ luật. Ðầu tiên ông đến với anh chị em công chức với bộ đồ đen của thôn quê. Vài tuần sau ông ra lệnh tất cả công chức cùng đi công tác trong nhiệm vụ ủng hộ dân làng miền Bến Sắn. Ðến nơi, ông bảo Công Chánh đi trước có gì cản đường thì dọn trước, thường VC hay đặt cây lá trên đường thành những đống trở ngại và đôi khi dấu cả lựu đạn trong đó nữa. Tôi cho xe ban đi trước cùng với vài phu đi sau dọn dẹp, còn tôi trên đầu chít một khăn mouchoir giả làm cu-li. Ðến khi vô trong xa, kiểm điểm lại nhân viên thấy thiếu một người, đi tìm cùng không ra bèn báo cáo lên ông Tỉnh-Trưởng. Cả đoàn nhân viên biểu lộ sự sợ sệt nên ông Tỉnh-
Trưởng nói rằng chiều nay cho công chức về trước, nhà binh về sau. Lần này Công Chánh cũng phải đi đầu để có gì thì dọn dẹp cho anh chị em ở sau người ta đi tới. Về đến sở, tôi liền cho người đến nhà người cai bị bắt cóc để thông báo. Sau một tuần không có tin tức gì cả thì thình lình vào lúc 6 giờ tối anh Cai liền lù lù đi vô nhà chào tôi làm tôi chưng hửng. Anh kểlạisơqualàhômđóanhđangđibênlề đường thì bị kheo neo móc đầu anh vô trong và dẫn anh đi. Sau đó anh bị dẫn qua Củ-Chi thẩm vấn. Anh bị toán con nít và người lớn thay phiên nhau chửi anh là đồ chó má sao đi làm bia cho giặc. Còn anh vẫn nói là cai Lục- lộ chứ không làm nghề gì khác. Cuối cùng, bọn VC thả anh ra ở Củ Chi và anh đã tìm đường về Phú-Cường.

Việc thứ hai tôi còn nhớ là chiều ngày đó Ty Tài-Chánh mới gọi điện thoại tôi mượn một thợ điện để đi mua đồ cho Tỉnh. Khi mua vềkhôngđểởtạikhoTỉnhmàlạiđểbên phòng tuyến của đội kiểm soát hàng hóa nằm bên bờ sông đối diện với chợ Phú-Cường. Anh thợ điện được mời ở lại dùng cơm tối và bắt điện ra ngoài bờ rào. Làm xong đến 9 giờ tối mới cho về. Ðến 12 giờ đêm một tiếng nổ vang trời và tiếng súng bắn qua lại xé tan bầu không khí yên tĩnh giữa đêm khuya. Ðến 3 giờ sáng mới yên tiếng súng và mai lại mới biết sự việc đêm hôm trước, đồn Kiểm soát bên kia sông bị tấn công nhưng đã để lộ ra bên mình biết được bèn bày trò đặt máy điện bắt sáng đánh trở lại.
Vào năm 1961, ông Trung-Tá đổi đi, ông Thiếu-Tá Trần-văn-Minh, người Huế, đến thay thế. Tôi làm việc cũng bình thường thôi. Tuy nhiên, để đề phòng sửa chữa phá hoại do VC gây ra, phần đông là các cầu cống trên Quốc-lộ và Tỉnh lộ, tôi liền dùng hai xe plate- forme ngày nào cũng chở sẳn một vày Eiffel vàmộtsốgỗđểbắctrêncầuchomau.
Hồiđó đêm nào cũng có giựt mìn phá hoại nên sáng hôm sau nghe Tiểu-Khu báo cáo chỗ nào bị phá hoại là toán đó lên đường. Xong về Ty tôi đánh điện lên Khu Bắc Công-Chánh báo cáo sự việc. Ông Tổng Giám Ðốc Công-Chánh đọc báo cáo hằng ngày của tôi liền phê vào giấy “Làm như vậy mới đúng với nhu cầu. Khen ngợi Ty Công-Chánh Bình-Dương đã làm việc mau chóng”.

Tiếp đến là việc khánh-thành Ấp Xóm Mới Củ-Chi là một ấp chiến lược kiểu mẫu trong toàn quốc, đặt dưới sự chủ-tọa của Ông Cố-Vấn Ngô-Ðình-Nhu. Từ sáng sớm tôi đã cho lộ phu qua sẵn bên Củ-Chi với xe cộ và phương tiện để làm khán đài danh dự. Nhưng ông Thiếu tướng Ðại Biểu Chính Phủ Miền Ðông (người Cao-Ðài) đã tiến đến và bảo rằng ai cho lệnh các anh làm khán đài sớm thế này thì VC ở xa có thể pháo kích hư hết thế là tôi phải dẹp bỏ dự trù xây khán đài lại, cho đến khi trời tối đến mới dám cho làm. Công việc xây Ấp Chiến Lược này coi bộ quy mô lắm, từ một hào và bờ đất đắp hình “thang” chạy xung quanh Ấp được cắm sào lên tới trên hai chục thước, bọc lấy các căn nhà trong xóm, nhìn rất thoải mái. Lần này việc tổ chức không do Tỉnh Trưởng đứng chỉ huy mà lại do Thiếu Tướng Ðại-Biểu Chính-Phủ ra lệnh. Ty Công-Chánh làm xong khán đài thì giao cho Công An kiểm soát và giữ gìn cho đến khi hành lễ. Trước ngày hành lễ ở Củ-Chi đã xảy ra một sự kiện làm ông Quận Trưởng Nguyễn-Văn-Bình lên ruột. VC huy động một số dân khá đông, dọc theo Quốc-Lộ 1, rồi dùng sắn cơm trồng ở ngoài đồng đem thấm nước viết lên trên mặt đường nhựa, chùi không đi, những khẩu hiệu chống chính phủ. Cuối cùng ông phải dùng nhựa để tráng lại mấy chữ đó.
Rồi một sáng thứ hai, tháng 6 năm 1962, tôi được chỉ thị đến Ty Công-Chánh Gia-Ðịnh nhận lãnh chức vụ Trưởng-Ty đồng thời kiêm nhiệm Ty Công-Chánh Bình-Dương. Tôi liền đến chào Thiếu-Tá Tỉnh-Trưởng Bình-Dương và từ đó làm việc ở Gia-Ðịnh buổi sáng, và làm việc ở Bình-Dương buổi chiều. Công việc hằng ngày ở Bình-Dương thì có hai Ðốc Công lo liệu.
Thành thật mà nói, ở Tỉnh Bình-Dương tôi rất thoải mái, ngoài việc chuyên môn, tôi dành thời giờ tiếp xúc với các người có tiếng tăm trong Tỉnh, ví dụ Ô. Trần-Văn-Trai Tiến sĩ Luật-Khoa, kiêm chức vụ Chủ-Tịch Giao- Thông Công-Chánh trong Hạ-Viện. Nhà ông ở An Mỹ cách Phú Cường độ 10 cây số. Ông thường lái xe hơi lên xuống đó luôn. Tôi thấy
đường quanh co lại không có bảng chỉ đường rất dễ bị tai nạn. Tôi liền cho cắm ngay mấy tấm bảng “Quay phải “ ,”Quay trái” đúng theo tiêu chuẩn quốc-tế. Thế rồi một hôm ông ghé văn-phòng tôi cám ơn và đồng thời viết thư về Bộ Công-Chánh ân thưởng tôi. Người thứ hai tôi muốn nhắc đến là ông Trần-Văn-Thông, Tiến-sĩ Dược Khoa, cũng là Dân-Biểu Bình- Dương, con trai bà Lìn giàu có, mở tiệm bán thuốc tây ở chợ Phú-Cường. Mỗi lần ông đi xe về nhà thấy tôi đứng chỉ cách cho phu phen đổ đá tráng nhựa làm đường Quốc-Lộ 13 là ông khoái chí. Ông tìm đến nhà thăm tôi và tỏ ra thông cảm. Ngoài ra còn có những ông khác làm trong Tỉnh như ông Bác sĩ Gắt, Trưởng Ty Y-Tế, ông Thanh-Tra Lao-Ðộng, các ông Trưởng Ty Giáo-Dục, Ðiền-Ðịa, Thuế-Khóa, Mục-Súc v.v... đều là chỗ quen biết thân tình. Ông Trần-Hà, giáo sư trường Mỹ-Nghệ Phú- Cường cũng là bạn quần-vợt với tôi vào những buổi chiều xong việc. Tôi làm việc Công- Chánh nhưng ngoài ra tôi vẫn tổ chức những cuộc tranh đấu giao hữu giữa các Hội Quần vợt các Tỉnh với nhau làm cho bộ mặt Tỉnh càng thêm khởi sắc.
Ban đêm, Tỉnh Bình-Dương 8 giờ đã đi ngủ tôi suy nghĩ nên làm cái gì có ích cho tương lai, chứ học xong ra làm việc một thời gian không nhìn lại sách vở thì quên hết. Tôi bèn quyết định bỏ thời giờ ra viết cuốn “Bê- Tông Cốt Sắt Giản-Lược”, đem sự hiểu biết của mình ra làm môi giới cho những người đang hành nghề tay ngang thầu khoán và những sinh viên mới vô nghề học hỏi thêm. Cuốn sách này sau được Bộ Giao-Thông Công-Chánh năm 1964, tuyển chọn trong một kỳ thi khảo sát của Bộ và được in ra bán công khai.
Tôi rời khỏi Bình Dương 3 tháng thì có ông Lê-Minh-Trí ở Khu Bắc Công Chánh Saigon lên thay thế. Công việc của tôi ở Bình- Dương thật sự chấm dứt nhưng cảm tình của tôi đối với nhân viên, bạn bè vẫn còn lưu luyến mãi./.

TRẦN-SĨ-HUÂN
( nguồn LTAHCC)

April 12, 2021
April 12, 2021
Hôm nay đã có 35 views vào trang kỷ niệm này....

Mong mọi người chung tay ghi vài dòng tribute hay kể vài mẩu chuyện kỷ niệm về AHCC TRẦN SĨ HUÂN để trang kỷ niệm này ngày thêm phong phú

ĐA TẠ

Leave a Tribute

Light a Candle
Lay a Flower
Leave a Note
 
Recent Tributes
May 18, 2021
AH Vương Hoàng Thanh đã viết:
“ R.I.P. AH đàn anh Trần Sĩ Huân. 
Thanh cũng đã từng gặp anh Trần Sĩ Chương tại Sài gòn.
Bây giờ nghe nói vẫn còn nhiều tâm huyết để lo cho Nha Trang. “
Recent stories
April 12, 2021

Invite others to AHCC's website:

Invite by email

Post to your timeline