ForeverMissed
Large image
This memorial website was created in memory of our loved one, Lê Dinh, 86 years old, born on September 8, 1934, and passed away on November 9, 2020. We will remember him forever.
October 25, 2023
October 25, 2023
Nghệ sĩ Lê Đình là một nhạc sĩ nổi tiếng, anh sáng tác rất nhiều bản nhạc đi vào lòng người Việt Nam . Nay nghe tin anh đã qua đời ai cũng thương tiếc!
Chúng tôi xin chia buồn cùng với gia đình và cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho Hương Linh anh sớm về Cõi Vĩnh Hằng.
September 8, 2023
September 8, 2023
Yến Thu & Lê Duy thân mến,

Chị vẫn nhớ kỷ niệm sinh nhật của ba các em - nhạc sĩ Lê Dinh vào ngày 8/9. Hôm nay xem video Thương Về Xứ Thượng - một trong những ca khúc rất hay của chú do người em quen tên Ivy N. ở Hoa Kỳ thực hiện, nhìn hình ảnh hiền từ của chú, chị thật bùi ngùi. Chị gửi link video, các em cùng xem nhé.

Thương Về Xứ Thượng (Lê Dinh) - Trang Mỹ Dung
https://www.youtube.com/watch?v=-zXhWa0mwiM

Chị kính thăm và chúc sức khỏe thím.

Chúc các em an vui, gia đình vạn sự tốt lành.

Chị
Trang Mỹ Dung
April 21, 2022
April 21, 2022
Cảm ơn Kim Định đã thực hiện Lê Dinh's Memorial Website cho Yến Thu -bạn của Định- rất công phu và gửi cho N xem nha. Gia đình của bác Lê Dinh người nào nhìn cũng "very good looking". 
N rất thích nghe nhạc của nhạc sĩ Lê Dinh, nhất là bài "Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao", nghe tựa bài hát đã thấy quá hay rồi!
Cho N chia buồn cùng Yến Thu và gia đình nhé.

N chia sẻ bài thơ N làm khi nghĩ, nhớ đến bố của N nha
Bố N mất năm 2008

Thân mến,
Quách Như Nguyệt

Nhớ bố
Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Vì bố ơi con bố cảm nhận rằng
Chẳng có ngôn từ nào con viết
Có thể tả hết ý tình, tình bố đã thương con

Được bố thương, bố hiểu nhất trong nhà
Được bố cưng từ thuở vừa mở mắt
Bố giải bầy tất cả điều thắc mắc
Bố hỏi han, quan tâm, luôn chìu chuộng, quí thương con

Dậy dỗ con, bố luôn khuyến khích con
Luôn ôn tồn, luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn
Bố hiền lành, là người biết tri ân
Sống đơn giản, thích bố thí, để đức cho con cái

Bố mất đi, con chơ vơ trên đời
Con mất bố là mất cả bầu trời
Đâu nào biết tử biệt buồn đến thế
Chẳng còn dịp nào...con chở bố đi chơi

Bố mất đi, bố yêu của con ơi..
Con hụt hẩng, đời sống này trống vắng
Bố mất đi… còn ai ở trên đời?
Trợ giúp con, khuyên bảo con mỗi khi con buồn khổ?

Bố con mình hay tâm đắc, chuyện trò
Cùng sở thích thơ, xi nê, âm nhạc
Bên cạnh bố, thấy được thương và hiểu
Thấy bình an vô vàn, thương bố nhiều, thương bố lắm bố ơi!

Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Để trong lòng nhiều khi thấy hay hơn
“Người đàn ông quan trọng nhất đời tôi”
Là bố đó, viết hết lòng, con đã viết bài viết này cho bố
Quách Như Nguyệt

November 9, 2021
November 9, 2021
Như vậy là đã tròn một năm Ba đã bỏ chúng tôi ra đi về nơi miền miên viễn.
Nhân ngày giỗ đầu của Ba (1934-2020), chúng con xin dâng lên Ba bài hát Thương Cha do Ba sáng tác.
Cho dù Ba đã đi xa nhưng những hình ảnh, kỷ niệm, lời ca, tiếng nhạc cùng những âm thanh của bài nhạc của Ba vẫn còn ở mãi trong tâm trí của chúng con cho đến bây giờ và mãi mãi đến muôn đời sau !

https://youtu.be/3yAQXnHwh6U
August 19, 2021
August 19, 2021
Xin chia buon cung voi Yen Thu va gia dinh ve su mat mat nguoi cha dang kinh, va cung la mot nhac si thien tai cua nen am nhac Vietnam.
Kimlieu
LVD 69-76
June 26, 2021
June 26, 2021
Kỷ niệm với bài “TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO” (NS Lê Dinh)
- - - - - - - - - - - - - - -
Nhạc sỹ Lê Dinh đã mất vào tháng 11/2020, tính ra cũng đã gần một năm.
Hoàng Oanh nhớ lại ngày xưa vào khoảng năm 1965, chú Lê Dinh có đưa cho Hoàng Oanh bài hát Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao và nói là đã nhờ cô sáu Liên mời Hoàng Oanh thu âm vào dĩa nhựa 45 vòng. Đây cũng là bài hát mà Hoàng Oanh được thu vào dĩa đầu tiên cho hãng dĩa Việt Nam. Sau khi phát hành thì đã được thính giả khắp nơi ủng hộ nồng nhiệt, chú Lê Dinh cũng nói chú thích giọng của Hoàng Oanh hát bài hát nầy.
Tại hải ngoại, vào năm 2003, trung tâm Thúy Nga khi đó đang quay hình cho một loạt các chương trình vinh danh các nhạc sỹ sáng tác. Lần này là chương trình Paris by night 70, Thúy Nga muốn mời ba nhạc sỹ nổi tiếng là: Lê Dinh - Phạm Mạnh Cương - Trường Sa để thực hiện chủ đề THU CA với những sáng tác để đời của ba nhạc sỹ này. Ba nhạc sỹ lúc đó đều cư ngụ tại Canada và chương trình thì quay hình tại Paris, Pháp.
Cô Thủy của trung tâm Thúy Nga có điện thoại để mời Hoàng Oanh sang thu cho chương trình nầy với bài Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao theo lời yêu cầu của nhạc sỹ Lê Dinh. Hoàng Oanh rất cảm động khi nghe lời nói chân tình đó nên nhận lời ngay và chuẩn bị khăn gói lên đường sang Paris thu hình.
Hoàng Oanh còn nhớ, lúc đó sang Pháp nhằm mùa lạnh nên Hoàng Oanh phải đem theo áo ấm. Ngày đầu tiên mới bước chân vào khách sạn là Hoàng Oanh đã thấy sự có mặt của ba chú nhạc sỹ Lê Dinh - Phạm Mạnh Cương - Trường Sa, lúc đó ba chú cũng vừa mới tới. Anh Nguyễn Ngọc Ngạn từ xa bước tới nắm tay Hoàng Oanh và nói lớn: “Sao mãi đến bây giờ Hoàng Oanh mới chịu qua đây hát vậy?”, Hoàng Oanh mới thưa là “Dạ, tại bận rộn quá nên chưa đi được”. Thế rồi hai anh em ngồi hàn huyên về nhiều câu chuyện.
Ở quầy tiếp tân, ba chú nhạc sỹ vẫn còn loay hoay về vấn đề gì đó. Hoá ra chú Trường Sa không biết lơ đãng làm sao mà bị rớt mất cái bóp đựng giấy tờ và tiền bạc. Cho nên thay vì có nhiều thì giờ để đi viếng thăm thành phớ Paris, mà bây giờ phải nhờ người chở qua toà đại sứ để xin lại giấy tờ và visa.
Xoay qua phía đằng kia, Hoàng Oanh thấy rất nhiều nghệ sỹ đã đến trước đó vài ngày: Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh, Don Hồ, Lâm Nhật Tiến v.v… Riêng Trường Vũ vừa bước tới và nói một câu làm Hoàng Oanh bật cười “Qua đây mấy bữa, ăn được một món mà em thích nhất là bánh mì baguette chấm sữa”.
Thông thường thì ngày trình diễn, nghệ sỹ ai nấy lo bận rộn cho tiết mục của mình nên ít ai có thì giờ ngồi xem các tiết mục khác. Chỉ có ngày tổng dượt trước khi diễn thì nghệ sỹ mới có dịp ngồi xem các bạn đồng nghiệp mình diễn. Hôm tổng dượt, Hoàng Oanh vừa hát xong tiết mục của mình và đi xuống ghế ngồi xem thì thấy Calvin Hiệp và Thanh Hà cũng đang ngồi xem. Thanh Hà quay sang nói với Hoàng Oanh: “Trời ơi, bài hát của chị kèm thêm bài thơ chị ngâm làm em muốn khóc”. Không biết Thanh Hà còn nhớ không, nhưng Hoàng Oanh muốn một lần nữa cảm ơn lời khen tặng của Thanh Hà nghe!
Ngay hôm trình diễn tại Paris, khán giả đến thật đông, không còn một chỗ trống. Các tiết mục lần lượt trình diễn đều được khán giả vỗ tay nồng nhiệt khiến Hoàng Oanh rất cảm động, nhất là đến phần phỏng vấn ba nhạc sỹ của MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Hoàng Oanh cũng được anh Ngạn phỏng vấn sau bài hát. Sự thật là lúc đó bên ngoài tuy miệng Hoàng Oanh cười nhưng trong lòng thì run và hồi hộp lắm, vì đó là lần đầu tiên trình diễn trên sân khấu Thuý Nga.
Đó là rất cả những hình ảnh mà Hoàng Oanh ghi lại được khi đi trực tiếp quay hình cho chương trình Paris by night 70 “Thu Ca”. Bài hát Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao cũng là bài hát kỷ niệm lần đầu tiên Hoàng Oanh đến với trung tâm Thuý Nga và phần thơ ngâm thì Hoàng Oanh đã chọn bốn câu thơ trong tập thơ "Vĩnh Biệt Tình Sầu" của nhạc sỹ Nguyệt Ánh. Hôm nay ngồi đây “viết lại tâm tình nầy” để nhắc nhớ về kỷ niệm với chú nhạc sỹ Lê Dinh, một người nhạc sỹ mà Hoàng Oanh rất mến thương về tài năng và tính tình hiền lành, đôn hậu. Cảm ơn chú Lê Dinh, nhờ chú mà Hoàng Oanh cũng đã được hát rất nhiều bài của chú và cũng rất cảm ơn chú đã để lại cho hậu thế đời sau những nhạc phẩm chứa chan tình cảm.

(Facebook ca sĩ Hoàng Oanh)
June 24, 2021
June 24, 2021
Nhớ Một Người Anh.

Năm 2011 qua sự giới thiệu của nhà biên khảo MV tôi được làm quen với Ns Lê Dinh. Thư từ, gọi điện thoại nói chuyện cùng nhau nhiều lần, rồi sau đó dần dần tôi may mắn được Ns LD nhận tôi là thằng em đàng hoàng nhất trong đám lộn xộn.

Tình cảm anh em càng ngày càng thân thiết nhiều hơn vì thường hay đồng thuận những suy nghĩ, những ưu tư trong đời sống tha hương nơi quê người đất khách. Tôi được nghe anh kể lại những câu chuyện đời, từ khi anh còn thơ ấu đến lúc anh đã trở thành một người nhạc sĩ, và lập gia đình sau đó.

Chinh chiến kéo dài qua những thăng trầm theo mệnh nước nổi trôi, để cuối cùng phải ra đi tìm đường vượt biển. Khi cuộc sống đã tạm yên ổn rồi, dù vậy trong lòng anh vẫn còn những trăn trở và nổi buồn của kẻ tha hương, mà nốt nhạc và cung đàn vẫn không làm sao diễn đạt cho hết được.

Những sáng tác nổi bật của anh thì nhiều. Riêng phần tôi ưng ý nhất là hai ca khúc “Thương Về Xứ Thượng” và “Tâm Sự Chiều Thu” của thập niên 1960. Biết điều đó, nên anh đã nhờ người quen ở VN tìm mua lại nhạc bản gốc của anh phát hành năm xưa, và gửi qua Canada cho anh. Rồi anh ghi lại những dòng chữ do chính mình viết để gửi tặng đến tay thằng em lộn xộn của mình.

Một hôm anh hỏi tôi qua điện thoại:
- Quang có muốn học sáng tác nhạc không?
- Cái nầy thì em cũng muốn lắm. Nhưng chẳng bao giờ dám mơ đến. Vì em nghĩ nó đâu phải dễ.
- Quang có biết làm tính cộng? Và anh nói tiếp thêm:
- Hễ biết làm tính cộng thì viết được nhạc.
- Trời! Anh nói thiệt hay chọc giỡn với thằng em?
- Đó là anh nói thiệt. Muốn học, anh sẽ chỉ cho.
Trời hỡi! Và từ đó tôi đã tập tành để được sáng tác.

Rồi giấc mơ ấy tôi cũng đã thực hiện được qua sự truyền dạy nhanh gọn, chân tình và theo công thức biết làm bài toán cộng của anh. Không dài dòng, không màu mè cũng như không dấu diếm điều gì cả. Và nhạc phẫm đầu tay của tôi được ra đời mang tên “Tình Xưa Khó Quên”.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi trong êm đềm qua sự liên lạc thường xuyên mà tôi có được cùng anh. Một người ở Canada và một người ở Mỹ. Tôi đã đi thăm anh được hai lần vào mùa hè hằng năm. (2015, 2017)

Có giờ sum họp thì cũng có phút chia ly. Gắn bó gần gũi nhau qua được chín năm. Một buổi trưa vào mùa đông 2020, vô cùng ngỡ ngàng khi tôi nhận được tin anh đã bỏ lại cây đàn ở lại thế gian, để bước lên chuyến tàu đi không trở lại. Tôi đã khóc. Khóc vì biết rằng tôi sẽ không còn nghe được giọng nói của anh trên điện thoại từ đây. Không còn thấy hình ảnh anh với nét mặt hiền hậu và lắm khi anh pha trò tếu trong câu nói mà khi nghe không dễ nín được cười.

Giờ anh mất rồi. Nhớ lại những kỷ niệm đã qua, lòng cũng còn buồn trở lại mỗi khi nhắc nhở đến tình của một người anh dành cho một đứa em nơi đất lạ quê người.

Anh đi bỏ lại cây đàn
Với bao nốt nhạc dở dang chưa thành
Nhìn trang giấy mực màu xanh
Mà hình bóng của người anh đâu còn
Cõi lòng nặng trĩu héo hon
Thương tiếc mỏi mòn năm tháng lướt qua
Nhớ anh nhớ nước nhớ nhà
Nhớ con đường cũ nhớ ga chiều buồn.

Gói ghém tâm tình để nhớ tới Anh Ba. ( Nhạc sĩ Lê Dinh)
Người nhạc sĩ làng Vĩnh Hựu (Gò Công).
23-06-21

Trần Quang.


(Yến Thu gửi vào theo bài viết của chú Trần Quang)
June 18, 2021
June 18, 2021
Tưởng nhớ Thầy - cố nhạc sĩ Lê Dinh

Năm 1967, khi vừa bước chân vào con đường nghệ thuật, Trang Mỹ Dung may mắn được 3 thầy Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng dìu dắt và nhạc sĩ Lê Dinh là người mà ngay từ thời niên thiếu Trang Mỹ Dung đã rất mến mộ các sáng tác của thầy khi nghe qua Đài Phát thanh như Ga Chiều, Cánh Thiệp Hồng, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao...

Đến nay, dù thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ nhưng Trang Mỹ Dung vẫn ghi nhớ hình ảnh tận tâm của thầy Lê Dinh khi hướng dẫn nhạc lý cùng kỹ thuật ca hát cho học trò tại lớp nhạc Lê Minh Bằng.

Sau lần đầu tiên hân hạnh được thu âm ca khúc Hai Mùa Mưa của Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh (bút danh của các nhạc sĩ Lê Minh Bằng) cho Hãng đĩa Asia Sóng Nhạc, Trang Mỹ Dung may mắn được thu âm tiếp các nhạc phẩm của thầy Lê Dinh như: Hồi Tưởng, Anh Không Lại, Giáo Đường Chiều Chủ Nhật, Mộng Ước Cuối Tuần... Qua bao thăng trầm của cuộc đời biển dâu nhiều biến đổi, đến nay những ca khúc của nhạc sĩ Lê Dinh vẫn sống mãi trong lòng người mộ điệu.

Năm 1976 Trang Mỹ Dung lập gia đình. Thật vui và cảm động khi nhạc sĩ Lê Dinh cùng phu nhân đến nhà Trang Mỹ Dung dự tiệc cưới. Thầy cô vui, gửi đến Trang Mỹ Dung lời chúc mừng hạnh phúc. Hai năm sau, gia đình thầy rời Việt Nam. Từ đó thầy trò bặt tin nhau.

Năm 2005, được người bạn quen cho địa chỉ email của nhạc sĩ Lê Dinh, TMD vui mừng khi liên lạc được với thầy và biết gia đình thầy định cư bình yên ở Canada. Một thời gian sau, thầy Lê Dinh đã gửi các sáng tác mới để Trang Mỹ Dung thu âm như: Ơn Mẹ, Lời Thì Thầm, Giòng Lệ Đắng... Với sự tận tâm, thầy đã viết email hoặc điện thoại chỉ dẫn Trang Mỹ Dung và nhạc sĩ hòa âm kỹ lưỡng từng chi tiết.

Tháng 7-2017, Đài Truyền hình VTV9 và Công ty Jet Studio thực hiện Chương trình SOL VÀNG VINH DANH NHẠC SĨ LÊ DINH, Trang Mỹ Dung hân hạnh được Thầy ủy quyền nhận Biểu tượng Sol Vàng do Giám đốc Jet Studio trao tặng. Sau đó, Trang Mỹ Dung nhờ Ân Thiên Vỹ - Giám đốc TT. Thương Quá Việt Nam khi lưu diễn tại Canada mang biểu tượng Sol Vàng kính trao nhạc sĩ Lê Dinh. Thầy rất cảm động và nhờ cháu mang CD cùng các bản nhạc mới của thầy về tặng Trang Mỹ Dung. Trang Mỹ Dung thật vui khi được biết thầy cô Lê Dinh tuy cao tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và đặc biệt thầy vẫn không ngừng sáng tác với tâm hồn dào dạt ý thơ.

Đầu tháng 11/2018, Trang Mỹ Dung lại có một niềm vui lớn khi góp mặt trong chương trình Đại nhạc hội Tình Khúc Lê Dinh và Dòng Nhạc Lê Minh Bằng tổ chức tại Sydney, Melbourne, Adelaide - Australia. Sau hơn 40 năm xa cách, giây phút vui mừng được gặp lại Thầy tại phi trường Sydney đến nay Trang Mỹ Dung vẫn còn nhớ mãi.

Mỗi năm, Trang Mỹ Dung đều nhớ và gửi email chúc mừng sinh nhật thầy Lê Dinh vào ngày 8/9. Năm 2020, với ý tưởng mang niềm vui bất ngờ cho người cha thân yêu, các người con hiếu thảo của thầy đã thực hiện video Chúc Mừng Sinh Nhật nhạc sĩ Lê Dinh từ gia đình con cháu và quý thân hữu. Trong video này, khi nói lời Chúc mừng Sinh nhật Thầy qua đoạn ghi âm, bên cạnh niềm vui, Trang Mỹ Dung cũng không tránh khỏi sự bồi hồi xúc động.

Nhạc sĩ Lê Dinh cho biết rất bất ngờ và thật vui khi xem video CHÚC MỪNG SINH NHẬT - món quà tinh thần tràn đầy tình thương yêu từ gia đình con cháu và thân hữu. Không ngờ đây là lần sinh nhật cuối cùng của thầy!

Hai tháng sau, Trang Mỹ Dung và gia đình bàng hoàng khi nhận tin nhạc sĩ Lê Dinh từ trần vào ngày 9/11/2020. Thật đau buồn và vô cùng thương tiếc người thầy mà Trang Mỹ Dung rất kính trọng!

Giờ đây, tuy thầy Lê Dinh đã yên nghỉ nơi miền đất lạnh nhưng Trang Mỹ Dung tin rằng hình ảnh và những cống hiến của thầy sẽ không bao giờ phai mờ trong tình cảm thương yêu của gia đình, người thân, bạn hữu và những lớp người học trò đã được thầy dìu dắt qua bao năm tháng. Đặc biệt những cống hiến của Thầy trong nhiều lĩnh vực và những ca khúc để lại cho cuộc đời của nhạc sĩ Lê Dinh vẫn sống mãi với thời gian.

Thành kính tưởng niệm Thầy.

Sài Gòn, ngày 17.6.2021
Trang Mỹ Dung


(Yến Thu gửi vào theo bài viết của chị Trang Mỹ Dung)
June 17, 2021
June 17, 2021
Brossard, 16-6-2021

Nhạc sĩ Lê Dinh Tài, Đức vẹn toàn, là người Việt ty nạn chân chính, lý tưởng, là một người bạn tuyệt vời không phải chỉ riêng mình tôi mà còn là của tất cả mọi người. Có thể nói bất cứ ai cũng hãnh diện được quen và làm bạn với anh.

Ngày anh Lê Dinh ra đi tôi nghe như mất cả một bầu trời. 

Tôi hân hạnh được gặp anh lần đầu trong buổi lễ ra mắt Nguyệt San Khoa Học Kỹ Thuật và Đời Sống mùa Đông năm 1994 của chúng tôi tại Longueuil (ngoại ô Montreal). Một tháng sau Nguyệt San Nghệ Thuật của anh Lê Dinh cũng phát hành số đầu tiên. Từ đó, anh em chúng tôi gặp nhau rất thường xuyên mỗi tuần hay ít nhất mỗi tháng để cùng nhau thảo luận, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm báo, âm nhạc cũng như trách nhiệm của một người tỵ nạn cộng sản nơi hải ngoại. Anh Lê Dinh và gia đình quý mến tôi như một người thân, bây giờ khi đang viết những dòng tưởng niệm này tâm hồn tôi vẫn còn thổn thức, xót xa...vì cả hai gia đình chúng tôi đều sống bên dòng sông St Laurent cách nhau chỉ mười lăm phút lái xe. Cùng chung một họ Lê, cùng chung một giòng máu Việt, cùng chung một chí hướng, lý tưởng và cũng cùng chung một quan điểm nghệ thuật. Tôi còn có thể tìm đâu ra một người bạn tuyệt vời hơn anh?

Lúc hạ huyệt tôi đứng nghiêm chào, khóc anh như vị chỉ huy trưởng anh hùng gương mẫu của đơn vị tôi ngày xưa.. 

Anh Dinh ơi! Anh đã mĩm cười trong khi biết bao người thương tiếc rơi lệ lúc anh đi.

Vĩnh biệt anh,

Lê Minh Đức (Brossard, QC) Canada.
Email: duc1947@hotmail.com

(Lê Duy post for Lê Minh Đức)
May 29, 2021
May 29, 2021
Cam on Nhac Si Le Dinh da to diem vuon hoa van nghe Vietnam voi nhung mau sac tinh yeu day ngot ngao yeu ai. Cau chuc cho Nhac Si duoc an nghi va xin ong hay nhin xuong tat ca nhung nguoi yeu thuong ong tu bao nhieu nam qua voi nu cuoi man nguyen tran day yeu thuong.
Nguyen chuc cho gia dinh cua ong that nhieu on lanh. Cam on chi Kim Dinh va Yen Thu Le voi shared song va video cua Nhac Si tren website.
VanKhanh/ Michigan
April 30, 2021
April 30, 2021
Vài dòng tâm sự về Website cho : Nhạc sĩ Lê Dinh.ForeverMissed.com
Created in April 30, 2021 by Kim Định Đoàn để riêng tặng Yến Thu Lê, ái nữ của nhạc sĩ Lê Dinh và là bạn đồng môn với KĐ của trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt, niên khóa 69-76.
Tháng 11 năm 2020 KĐ bàng hoàng nhân được tin buồn bác Lê Dinh vĩnh viễn từ biệt chúng ta, mới đây mà đã 5 tháng qua đi . Nền văn nghệ Việt Nam mất đi một nhạc sĩ tài ba, đôn hậu, một nhạc sĩ mà KĐ rất kính mến và lại là thân phụ của 1 cô bạn dễ thương Yến Thu. Bác Lê Dinh có những sáng tác hát rất hay mà KĐ yêu quý như: Tình yêu trả lại trăng sao, Chỉ 2 đứa mình, Cánh thiệp đầu xuân…
Mong là với website: NhacSiLeDinh.Forevermissed.com , chúng ta sẽ có cơ hội được tưởng nhớ đến người nhạc sĩ tài danh và nhân hậu Lê Dinh.

Leave a Tribute

Light a Candle
Lay a Flower
Leave a Note
 
Recent Tributes
October 25, 2023
October 25, 2023
Nghệ sĩ Lê Đình là một nhạc sĩ nổi tiếng, anh sáng tác rất nhiều bản nhạc đi vào lòng người Việt Nam . Nay nghe tin anh đã qua đời ai cũng thương tiếc!
Chúng tôi xin chia buồn cùng với gia đình và cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho Hương Linh anh sớm về Cõi Vĩnh Hằng.
September 8, 2023
September 8, 2023
Yến Thu & Lê Duy thân mến,

Chị vẫn nhớ kỷ niệm sinh nhật của ba các em - nhạc sĩ Lê Dinh vào ngày 8/9. Hôm nay xem video Thương Về Xứ Thượng - một trong những ca khúc rất hay của chú do người em quen tên Ivy N. ở Hoa Kỳ thực hiện, nhìn hình ảnh hiền từ của chú, chị thật bùi ngùi. Chị gửi link video, các em cùng xem nhé.

Thương Về Xứ Thượng (Lê Dinh) - Trang Mỹ Dung
https://www.youtube.com/watch?v=-zXhWa0mwiM

Chị kính thăm và chúc sức khỏe thím.

Chúc các em an vui, gia đình vạn sự tốt lành.

Chị
Trang Mỹ Dung
April 21, 2022
April 21, 2022
Cảm ơn Kim Định đã thực hiện Lê Dinh's Memorial Website cho Yến Thu -bạn của Định- rất công phu và gửi cho N xem nha. Gia đình của bác Lê Dinh người nào nhìn cũng "very good looking". 
N rất thích nghe nhạc của nhạc sĩ Lê Dinh, nhất là bài "Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao", nghe tựa bài hát đã thấy quá hay rồi!
Cho N chia buồn cùng Yến Thu và gia đình nhé.

N chia sẻ bài thơ N làm khi nghĩ, nhớ đến bố của N nha
Bố N mất năm 2008

Thân mến,
Quách Như Nguyệt

Nhớ bố
Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Vì bố ơi con bố cảm nhận rằng
Chẳng có ngôn từ nào con viết
Có thể tả hết ý tình, tình bố đã thương con

Được bố thương, bố hiểu nhất trong nhà
Được bố cưng từ thuở vừa mở mắt
Bố giải bầy tất cả điều thắc mắc
Bố hỏi han, quan tâm, luôn chìu chuộng, quí thương con

Dậy dỗ con, bố luôn khuyến khích con
Luôn ôn tồn, luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn
Bố hiền lành, là người biết tri ân
Sống đơn giản, thích bố thí, để đức cho con cái

Bố mất đi, con chơ vơ trên đời
Con mất bố là mất cả bầu trời
Đâu nào biết tử biệt buồn đến thế
Chẳng còn dịp nào...con chở bố đi chơi

Bố mất đi, bố yêu của con ơi..
Con hụt hẩng, đời sống này trống vắng
Bố mất đi… còn ai ở trên đời?
Trợ giúp con, khuyên bảo con mỗi khi con buồn khổ?

Bố con mình hay tâm đắc, chuyện trò
Cùng sở thích thơ, xi nê, âm nhạc
Bên cạnh bố, thấy được thương và hiểu
Thấy bình an vô vàn, thương bố nhiều, thương bố lắm bố ơi!

Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Để trong lòng nhiều khi thấy hay hơn
“Người đàn ông quan trọng nhất đời tôi”
Là bố đó, viết hết lòng, con đã viết bài viết này cho bố
Quách Như Nguyệt

His Life

Tiểu sử nhạc sĩ Lê Dinh 1934-2020

June 1, 2021
Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh, sinh năm ngày 8/9/1934 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công. Thuở nhỏ ông học trường Gò Công; sau đó lên Mỹ Tho học trường Collège Le Myre de Vilers rồi học trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện (Ecole Supérieure de Radio Electricité) tại Saigon.

Trong thời gian theo học trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện, ông được học hàm thụ âm nhạc tại trường École Universelle de Paris, Pháp.

Năm 1954, Lê Dinh tốt nghiệp trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện, vì chưa tìm được việc làm ngay nên ông đi dạy Pháp văn và âm nhạc tại các trường tư thục ở Gò Công và Chợ Lớn.

Cũng nhờ dạy học ở Gò Công, ông gặp một cô giáo tên là Kim Quyên đang dạy ở đây. Sau một năm quen nhau thì họ nên duyên vợ chồng và sống hạnh phúc cho đến nay.
 
Năm 1956, Lê Dinh vào làm việc tại Đài Phát Thanh Saigon cho đến tháng tư năm 1975, với chức vụ Chủ Sự Phòng Sản Xuất (Production Section), sau đó Phòng Điều Hợp (On Air Section) của Đài. Ông chủ yếu phụ trách về mặt kỹ thuật tại đài, đúng với chuyên môn đã được đào tạo ở trường.

Nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn đi học, với ca khúc đầu tiên được thu thanh trên đài phát thanh đài Pháp Á là bài Quê Mẹ với tiếng hát Linh Sơn.

Khoảng năm 1956, ông có ca khúc đầu tiên được xuất bản là Làng Anh Làng Em, tiếp sau đó là những bài hát nổi tiếng là Ngày Ấy Quen Nhau, Ngang Trái, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa, Ga Chiều, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Nỗi Buồn Châu Pha...

Vợ của nhạc sĩ Lê Dinh đã từng nói rằng ông có thói quen sáng tác lúc đêm khuya, khi mọi người trong nhà đều yên giấc ngủ, và lúc sáng sớm vừa thức dậy. Khi sáng tác, bên cạnh thường có tách cà phê sữa nóng.

Thời gian làm việc ở Đài Phát Thanh Saigon, nhạc sĩ Lê Dinh có quen biết với nhạc sĩ Minh Kỳ, sau này chơi thân và cùng nhau sáng tác những ca khúc nổi tiếng được ký tên Lê Dinh – Minh Kỳ là Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước, Đường Về Khuya, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân...
 
Sau đó không lâu, nhạc sĩ Lê Dinh lại quen thân với nhạc sĩ Anh Bằng và cùng nhau sáng tác những ca khúc ký tên Lê Dinh – Anh Bằng: Nếu Ai Có Hỏi, Giấc Ngủ Cô Đơn, Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé, Nếu Hai Đứa Mình, Đôi Bóng, Bóng Đêm...

Sau khi đã hợp tác thành công với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng, nhạc sĩ Lê Dinh có ý định kết hợp 3 nhạc sĩ lại để trở thành nhóm sáng tác Lê Minh Bằng, trở thành nhóm sáng tác nổi tiếng đã trở thành một huyền thoại. Sự hợp tác này đã mang đến sản phẩm đầu tiên là ca khúc Đêm Nguyện Cầu được ký tên Lê Minh Bằng và ra mắt công chúng năm 1966.

Ngoài bút danh Lê Minh Bằng, 3 nhạc sĩ còn sử dụng rất nhiều bút danh khác nhau là Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Cầm, Trúc Ly, Dạ Ly Vũ, Vũ Chương, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Giang Minh Sơn, Nhật Nguyệt Hồ,... để sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng: Chuyện Tình Lan Và Điệp, Mưa Trên Phố Huế, Đà Lạt Hoàng Hôn, Cô Hàng Xóm, Linh Hồn Tượng Đá, Tình Đời, Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ...

Nhạc sĩ Lê Dinh nói rằng trong suốt 9 năm hợp tác của nhóm Lê Minh Bằng (1966-1975), cả 3 nhạc sĩ đều rất vui vẻ hoà thuận, không xảy ra tranh cãi nào lớn. Nhạc sĩ Lê Dinh người Nam, nhạc sĩ Minh Kỳ người hoàng tộc ở miền Trung, còn nhạc sĩ Anh Bằng thì quê ở ngoài Bắc sát biên giới Việt Trung. Bắc Trung Nam hợp thành một nhóm rất ăn ý.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Dinh kẹt lại trong nước, ngưng viết nhạc, nhưng vẫn nghĩ ra nhiều ý tưởng sáng tác ở trong đầu mà không ghi ra giấy. Đến năm 1978, cả gia đình Lê Dinh sang đến một đảo thuộc Đài Loan bằng con tàu nhỏ đánh cá. Hai tháng sau họ đến Hongkong, và sau đó chọn định cư ở Canada.

Sau khi định cư tại Montreal, Canada, nhạc sĩ Lê Dinh sáng tác những ca khúc chủ yếu là có nội dung nhớ về quê hương như làThương Về Gò Công, Sao Anh Không Nhớ Gò Công, Chữ Tình, Huế Buồn,...

Cũng trong thời gian đó, ông bắt đầu làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal trong 20 năm. Cũng chính con tàu hàng của hãng này đã cứu giúp con thuyền đánh cá 40 người mà gia đình ông lênh đênh trên biển 1 năm trước đó.

Sau khi nghỉ việc ở hãng tàu, nhạc sĩ Lê Dinh thành lập Đài Phát Tiếng Nói Việt Nam tại Montreal và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyệt San Nghệ Thuật. Sau đó ông về hưu vì đã lớn tuổi.

Trong thời gian về hưu ông đã dành thời gian sáng tác gần hơn một trăm bài hát nói về tình quê hương, tình yêu đôi lứa, kiếp nhân sinh của cuộc đời với một phong cách rất khác xa với lối viết trước năm 1975. Dưới đây là một số bài hát tiêu biểu:

- Đừng quên em
- Sài Gòn còn mãi trong tôi
- Nhớ một nụ hôn
- Một kiếp nhân sinh
- Như cơn mưa chiều
- Căn nhà bên suối
- Bạc tiền
- Tâm Sự

Nhạc sĩ Lê Dinh đã qua đời vào ngày 9/11 năm 2020, hưởng thọ 86 tuổi.

Recent stories

Xuất xứ một vài ca khúc của nhạc sĩ Lê Dinh

September 7, 2021
Người đời thường hay nghĩ về những nhạc sĩ sáng tác, mỗi tác phẩm viết ra là phải có hình bóng một người khác phái kèm theo. Nói một cách khác, người viết nhạc, khi viết một ca khúc là nhạc sĩ phải lấy từ câu chuyện của chính mình - nếu là một bản tình ca - thì phải có một bóng hồng đi theo bài ca đó. Như thế, nếu là một nam nhạc sĩ, nếu viết 100 bài tình ca, thì trong đời nhạc sĩ đó phải có bóng dáng 100 người yêu đã đi qua người nhạc sĩ đó.
Nói như thế là không đúng sự thật, vì nhạc sĩ sáng tác thường mượn những ý chính ở ngoài đời, ở xã hội, trong văn chương, phim ảnh... những sự việc đã xảy ra hằng ngày, trước mắt, trước mặt, chung quanh cuộc sống của con người. Hơn nữa, người nhạc sĩ vốn giàu cảm lụy, khi xem một truyện ngắn hoặc đọc một bài thơ cảm động, khi xem một phim hay, một bức tranh có ý nghĩa, hoặc đứng trước một việc gì đó đang xảy ra mà đánh mạnh vào tâm hồn con người... thì hơn ai hết, người nhạc sĩ sẵn sàng có một đề tài để viết lên một ca khúc, vui hay buồn, tùy theo câu chuyện.
NẾU ANH ĐỪNG HẸN
Điều này không lấy cảm xúc từ một câu chuyện nào hay một trường hợp đặc biệt nào mà đây là một chuyện chung chung: Trong cuộc đời của chúng ta, có những sự việc xảy ra mà không bao giờ chúng ta quên được, nhất là về vấn đề tình yêu. 
Khi bước vào đời, lần đầu tiên yêu một người, đã lỡ trao trọn cảm tình cho người mình yêu, đã lỡ yêu một người thì sẽ không bao giờ quên được người đó vì những kỷ niệm dường như mới ngày hôm qua, còn nguyên vẹn trong tâm não, cho đến ngày cuối đời.
Nếu anh đừng hẹn - Trình bày - Tiến Dũng
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO
Bài này được viết năm 1968. Trong suốt cuộc đời của một người, có lẽ không mấy ai mà cuộc tình duyên được suôn sẻ, không gặp khó khăn, trắc trở dù chỉ một lần. Và mỗi lần như vậy, người con gái là người phải chịu thiết thòi. Bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng, bấy nhiêu mơ mộng đều trôi theo khói mây. Những lời yêu thương, những câu hứa hẹn như nước trôi qua cầu, để rồi đêm đêm, nằm nhớ lại những kỷ niệm, tất cả đều trả lại cho mây, cho gió, cho trăng, cho sao.
BIỂN DÂU
Bài này tôi lấy cảm xúc từ câu chuyện của một người bạn thân, và viết thành ca khúc vào năm 1970. Người bạn gái của tôi yêu một chàng trai. Anh ta học trường Hàng Hải, còn cô là nữ sinh Gia Long. Theo lời cô kể, tưởng đâu tình yêu đó của hai người sẽ đơm hoa kết nụ, nhưng nào ngờ, chàng trai lại yêu thương một người con gái khác, cùng học trường Gia Long, nhưng khác lớp, và sau này, có đôi lần gặp mặt nhau, đôi bên không có một tiếng chào nhau, không một lời thăm hỏi nhau, coi như như hai người xa lạ. và bạn tôi không bao giờ quên lời của cô đã thủ thỉ bên tai người yêu: 'Tôi yêu người còn hơn yêu tôi'.
TUYẾT LẠNH
Trên đời, luôn luôn có những mối tình câm mà vì nhiều yếu tố, về phía này hay phía kia, đã gây nên chia lìa, đau đớn cho nhau. Yêu mà không nói ra, là một sự thiệt thòi cho cả đôi bên. Khi hai người hai ngả rồi mới biết nguyên do. thì sự việc đã rồi, ván đã đóng thuyền, thuyền đã có bến.
Để tự an ủi, chàng và nàng bèn đổ lỗi cho trời - không phải tại anh mà cũng không phải tại em - hoặc tại vì duyên số. để rồi từ nay chỉ còn biết sống với kỷ niệm mà thôi.
CÁNH THIỆP HỒNG
Năm 1961, tình cờ tôi đọc được một bài thơ trên một tờ bào hằng ngày, mà tác giả ghi là TN Hoài Huyền Hương, có 4 câu đầu như sau:
Thiệp hồng, em viết gừi cho anh
Là nát tim em, vỡ mộng lành
Em nén buồn đau, vùi kỷ niệm
Theo chồng, chôn chặt hận ngày xanh
Không hiểu sao, 4 câu thơ trên đã làm tôi thật cảm xúc và tôi viết ngay ca khúc Cánh Thiệp Hồng, chỉ trong vòng một buổi là xong. Khi bài hát được ca sĩ Thanh Thúy trinh bày trên đài Phát thanh Saigon vào tháng 9 năm 1961, thì ngay sáng hôm sau, nhà Xuất bản An Phú ở đường Lê Thánh Tôn tìm đến nhà tôi để hỏi mua bản quyền xuất bản bài này. (Bài nhạc khi in ra, tôi có ghi  lại 4 câu thơ cùng tên tác giả, nơi trang 2, ở đầu bài nhạc). Sau đó, tôi có liên lạc với tòa soạn của tờ báo đăng bài thơ này, thì người ta trả lời không biết TN Hoài Huyền Hương. Tôi cũng dọ hỏi trong giới thi sĩ thì cũng không ai biết được TN Hoài Huyền Hương là ai? Năm mươi bảy năm trôi qua, ca khúc Cánh Thiệp Hồng đã được 57 tuổi, tôi vẫn thắc mắc không biết TN Hoài Huyền Hương là ai ra sao?
XÁC PHÁO NHÀ AI & NGANG TRÁI
Âm thanh của Cánh Thiệp Hồng, tuy đã qua rồi vài năm sau đó, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong tôi để rồi tôi viết thêm hai bài Xác Pháo Nhà Ai (1964) và Ngang Trái (1965), nội dung là ảnh hưởng còn sót lại của bài Cánh Thiệp Hồng. Cũng dang dở, ngang trái, xa cách, chia ly, người không yêu mà phải kêu bằng "chồng", nhưng đây là một đề tài rất ăn khách thời đó. Thế mới biết, là con người, những gì in sâu đập trong tâm hồn ta là những kỷ niệm của thuờ ban đầu, "thuyền ngày xưa đã tách bến, một mình tôi còn nhớ đến, nhưng sao anh lại đành quên"
HỒI TƯỞNG
Năm 1966, chúng tôi (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) thanh lập nhóm Lê Minh Bằng. Ròng rã và liên tục suốt 9 năm (1966-1975), chúng tôi cho ra đời khoảng hơn 200 tác phẩm với những biệt danh (đứng chung với Lê Dinh-Minh Kỳ-Anh Bằng hay đứng riêng một mình), gồm có Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh - Mai Bích Dung - Tôn Nữ Thụy Khương - Dạ Cầm - Vũ Chương - Hoa Linh Bảo -  Tây Phố - Trúc Ly - Dạ Ly Vũ - Nhật Nguyệt Hồ - Giang Minh Sơn - Cao Nguyên - Hoàng Minh - Huy Cường -  Linh Vũ - Mặc Vũ - Vũ Anh - TH - Ly Ca- Thế Vinh - Tô Giang... Nhạc phẩm đầu tay của Nhóm Lê Minh Bằng là Đêm Nguyện Cầu (1966), rồi sau đó là những ca khúc như Hai Mùa Mưa, Hồi Tưởng (1967) v.v...
Nhạc phẩm Hồi Tưởng (tên tác giả là Dạ Ly Vũ ), tức Lê Minh Bằng. do nhà Xuất bản Sóng Nhạc ấn hành năm 1967, và ca sĩ Trang Mỹ Dung trinh bày lần đầu trên làn sóng của Đài Phát Thanh Saigon  - cũng như bài Hai Mùa Mưa của Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh, cũng do Trang Mỹ Dung trinh bày  -  đã đem lại một làn gió mới cho nền tân nhạc Việt Nam thuở đó. Đã hơn 61 năm trôi qua, mà người nghe còn dành nhiều cảm tình cho 2 nhạc phẩm này, cho nên chúng ta cứ tưởng như không cũ lắm.
Cũng là chuyện tình yêu không trọn vẹn... "hai người hai lối, biết thương nhau mà thôi", đó là tình cảm chân thật của con người, dù trong không gian nào, dù trong thời gian nào. 
Lê Dinh

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VUỢT BIÊN ? Phần I

May 4, 2021
(Đời đời nhớ ơn anh Nguyễn văn Sinh, thiên sứ Trời sai xuống để cứu 39 sinh mạng thoát khỏi gông cùm CS)

Lê Dinh

Những ngày cuối cùng của VNCH, trong khi đa số người dân cả thành phố xôn xao, chạy đôn chạy đáo tìm phương tiện để thoát khỏi lưới chụp của CS thì tôi ung dung tìm bao cát, bao gạo để xung quanh  divan, làm hầm trú tạm cho gia đình, nếu lỡ có xấy ra chạm súng đâu đó quanh đây và không quên mang vào trong hầm một cái máy thu thanh nhỏ để theo dõi tin tức. Đầu óc tôi lúc đó nghĩ thật đơn giản và khá ngây thơ rằng nếu CS chiếm Saigon, chiếm cả miễn Nam thì bất quá cũng như một cuộc đảo chánh, từng xẩy ra nhiễu lần trước dây, vậy thôi. Mà nếu họ muốn trả thù, thì trả thù những người giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy của chính phủ, chứ còn mình - chỉ là một công chức nhỏ bé của đài phát thanh, một người dân thường - họ bắt để làm gì? Mặc cho những lời khuyên của thân nhân,của gia đình, bảo phải tìm phương kế để lánh nạn, nhưng tôi cứ nhất quyết ở lại, kêu gọi cả nhà chui
vào hầm trú ẩn , có chiếc máy thu thanh là bạn để theo dõi tin tức từng giờ.

30 tháng tư 1975, tiếng ra rả đuổi tất cả nhân viên cơ quan Mỹ ( DAO) ra khỏi nước còn phát thanh trên làn sóng điện khiến mọi người càng hối hả hơn, xe cộ ngược xuôi chật cả đường lộ. Rồi lời hiệu triệu của Tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân lực VNCH buông súng, rồi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn lên đài hát bài "Nối vòng tay lớn" (không đàn đệm). Vài nhạc sĩ khác của miền Nam cùng vài nhân viên (nằm vùng) của đài cũng lên đài  kêu gọi tất cả những nhân viên và nghệ sĩ hãy trở lại làm việc để "giữ liên tục tiếng nói quốc gia". Thế là hết. Quyển sách cũ đã xếp lại để một trang sách mới được mở ra mà tôi đinh ninh rằng cũng chẳng đến nổi nào. Việt Cộng cũng là người chứ bộ.
Nếu trả thù, họ trả thù những người quyền tước to lớn chứ nếu bắt giam hết cả nước thì còn ai để mà làm việc. Dẹp bỏ hầm trú ẩn, tôi ôm một đóng sách ra nằm ở chiếc võng ở ga-ra để đọc cho qua những giờ phút nóng bỏng của buổi đầu, nhất là tạp chí "Huyền bí" để chiêm nghiệm cuộc đời.

Một hôm, vào lúc 6 giờ sáng, có tiếng bấm chuông. Tôi ra mở cửa thì một chú nhỏ khoảng 12, 13 tuổi, con của anh hai đổ rác mướn trong xóm, tay cầm một quyển tập học trò cũ và một cây bút chì, bước vào nhà. Liếc qua mấy cái chuồng gà mà gia đình tôi nuôi ở ga-ra để lấy trứng ăn, cậu ta nói với tôi cho cậu ta ghi tổng số gà. Xong xuôi, cậu nhỏ ra về. Rồi thỉnh thoảng cách vài hôm, cậu ta trở lại để kiểm tra nữa. Có một hôm, sau khi đếm xong, cậu ta hỏi tại sao thiếu một con gà mái. Tôi bảo rằng con gà này đã chết, chúng tôi đã quăng đi rồi. Cậu ta bảo phải giữ lại để làm bằng. Thấy chuyện nuôi gà quá rắc rối, chúng tôi kêu người bán đổ bán tháo hết chuồng gà ngay ngày hôm sau, nhưng không quên "mời" cậu nhỏ tới chứng kiến và làm biên bản chuyện bán gà,

Một hôm, tôi về Gò Công để thăm ba má tôi. Đi bằng xe lam ra bến xe thì chuyến xe trưa đã chạy, chỉ còn chuyến chót sẽ khởi hành lúc 2 giờ. Đường Sài Gòn - Gò Công, qua ngõ Chợ lớn, Cần Giuộc, Cần Đước, chỉ khoảng 60 cây số nhưng có không biết bao nhiêu là trạm gác. Chạy được một đoạn, xe lại phải ngừng để những thanh niên nam nữ đội nón tai bèo, mang băng đỏ ở cánh tay lên lục soát, không biết để tìm cái gì. Đến phà Cầu Nổi, ở phía bên Gò-Công, chỉ còn chừng 10 cây số nữa là tới chợ Gò Công, có một trạm gác chính. Xe phải dừng ở trạm này khá lâu, tất cả hành khách xuống hết để xe trống cho họ lên làm việc. Xong xuôi, chừng 30 phút sau, họ bảo tất cả hành khách lên xe, trừ một người duy nhất... là tôi. Họ cho xe chạy trong khi giữ tôi lại, không biết để làm gì. Tôi thâm nghĩ, chết rồi, họ biết mình làm việc ở đài phát thanh, biết mình bao lâư nay sáng tác nhạc chiến dịch chống CS - như vụ Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa, vụ CS pháo kích vào trường Tiểu học Cai lậy - có lẽ họ sẽ giam mình mút mùa. Một chú bé con, khoảng 15 tuổi, vai mang súng dài, tay mang băng đồ tiến đến bảo tôi theo cậu ta vào bót. Tôi được cậu ta ra lệnh ngồi ở một chiếc băng gỗ trong phòng để chờ.
Khoảng 10 phút sau, cậu nhỏ này trổ ra, chễm chệ ngồi vào bàn viết và báo tôi ngồi ở ghế đối diện:

- Ông có biết là cách mạng giữ ông ở lại về tội gì không?

- Dạ... dạ thưa... (tôi không biết gọi cậu ta bằng gì vì không lẽ nói "dạ thưa... cháu", vì tuổi cậu ta còn nhỏ tuổi hơn con của tôi)... dạ thưa không biết.

- Ông không biết, vậy là tội của ông gấp đôi.

- Dạ.

- Sống với cách mạng mà ông kém văn hóa quá. Ông chưa gột rữa hết tàn dư của Mỹ Ngụy, cho nên ông còn để... tóc đài như vậy,


Trời ơi, may quá, tưởng chuyện viết nhạc ngày trước hay chuyện gì lớn lao như họ đã biết mình làm việc ở Đài phát thanh (Tôi xin nghỉ việc từ đầu năm 1974, nhưng đến ngày 1-01-1975, ông Lê Vĩnh Hòa, Tổng Cục trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình mới ký giấy cho tôi nghí việc và nhờ vậy, toi không phải trình diện học tập, vì khi CS vào, tôi chỉ là một người dân thường), hoặc nói xấu hay chống đối Cách mạng chứ cái chuyện tóc dài này, chính tôi cũng không để ý tới nữa, Đổi đời, mình lo cơm gạo, lo bán đổ đạc, bán quần áo ở chợ trời để mua gạo và thức ăn còn chưa xong, thì cái chuyện tóc đài, tóc ngắn có cần gì phải lo, có cần chưng diện với ai đâu mà phải sửa sang sắc đẹp. Mà tóc tôi có dài lắm đâu, chỉ là xù một chút phía sau ót, thế mà bị cậu nhồ giảng "morale" một hồi. Nào là, cách mạng khoan hồng cho ông lần này, chứ lần nữa thì ông phải di học tập, nào là ông lớn tuổi rồi mà không thức thời, không theo kịp bước tiến của cách mạng, không gột rữa hết cái hư thối cửa thực dân,
phong kiến v.v... Tôi được chú nhỏ "khoan hồng" cho ra khỏi bót lúc 6 giờ chiều, giờ mà không còn một chuyến xe nào về Gò Công nữa. Lần vào trong xóm gần đó, tôi hỏi thăm mới tìm được một chiếc xe lam, bao luôn chuyến, nhờ ông chủ xe lam chở đi Gò Công, không quên nói với ông ấy rằng đừng bỏ tôi ở bến xe mà phải chở tôi về tận nhà để lấy tiền trả cho ổng vì trong túi tôi không có tiền,

Rồi lại còn chuyện học tập phường khóm. Chuyện này thì mọi người có nếm mùi CS đều biết. Cứ hôm nay chồng, ngày mai vợ, luân phiên lên trụ sở phường để học tập, nhưng học tập cái kiểu gì mà "thầygiáo" và "cô giáo" là những ông đạp cyclo hàng ngăy ở Bà Chiểu, Gia Định và những chị bán cá ở Ngã Ba Cây Thị. Thật đúng như câu ca dao dân gian "Năm đồng đổi lấy một xu, thằng khôn đi học, thằng ngu dạy đời". Trong số "học trò" có rất đông trí thức, giáo sư, sinh viên, chẳng hạn như ông thẩm phán ở cạnh nhà tôi, buổi học tập nào cũng thấy có mặt ông trong lớp học... đạp cyclo này.

- Các anh, anh nào cũng khai có bằng cấp Tú Tài "Một" (Tú Tài I) và Tú Tài "Mười Một" (Tú Tài II) cả, vậy mà các anh không thông suốt đường lối của cách mạng. (Các ông "thầy giáo" nhìn số II La Mã, đọc ra số Mười Một)

- Các ông các bà biết không, hai nước "Một Răn" (Iran) và "Một Rắc" (Irak) là hai nước anh em của chúng ta.

- Đồng bào có biết không, trên thế giới bây giờ chủ nghĩa xã hội chiếm hết 90 phần trăm rồi (!). Chỉ còn lại một vài nước tư bản người bóc lột người thôi, nhưng cũng không bao lâu nữa đâu, xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là đàn anh Liên sô vĩ đại và Trung quốc vĩ đại sẽ triệt tiêu tất cả.

- Bà con biết không, Mỹ chỉ là con cọp giấy thôi v.v. và v.v...

Rồi chiếc loa phóng thanh gần ngay ở ngả tư lại rỉ rả tối ngày "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" và tiếng eo éo, chát tai của nữ xướng ngôn viên người miền Bắc kêu gọi mọi người thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục: "một hai, một hai", nghe thật muốn điên. Lại thêm đứa con trai của tôi, mới 17 tuổi, mà bị kêu đi nghĩa vụ ở Kampuchea. Mỗi lần, công an phường đến xét nhà, thằng nhỏ phải trốn trong một cái hồ bằng xi măng cạn nước trên nóc nhà tắm, công an hạch hỏi, chúng tôi bảo rằng thằng nhỏ đã về quê nội ở Gò Công, chưa thấy trở lên,

Thôi, không thể nào tiếp tục như thế này được nữa rồi. Đồ đạc trong nhà cũng đã bán hết sạch, từ radio, quạt máy cho đến bộ salon, từ chiếc xe hơi cho đến chiếc xe Lambretta rồi tới chiếc xe đạp, tất cả đều ra đi để nuôi sống chủ nó và gia đình được ngày nào hay ngày nấy, Cũng đã gần 3 năm nếm mùi CS rồi, 3 năm biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, 3 năm rồi mới tin những gì đồng bào di cư từ miền Bắc năm 1954 nói là thật, thôi thì thà chết chứ không sống với CS được. Trong thời gian này, tôi có làm một bản nhạc... gọi là chống Cộng cũng được nhưng sự thật để nói lên sự suy nghĩ của tôi lúc đó.
Tôi thành hình và ghi nhớ nhạc và lời trong đầu để một năm sau, khi vượt biên lần thứ hai thành công qua Đài Loan, tôi mới ghi ra giấy, đó là bài Hận Ca I, mở đầu cho tập nhạc “Mười bài hận ca" trong giai đoạn tôi ở đảo Peng Hu, Đài Loan (đã được Trung tâm Băng nhạc Bốn Phương ở Cali thu thanh vào cassette năm 1979) ;

Lầm than ôi 3 năm, đân Việt Nam khốn khó ngàn ngày rồi
Trời phương Nam điêu linh mây mà che mờ trên núi sông
Lời gào thét khắp cùng trời cao, vì bầy thú đã lìa rừng sâu, làm cho quê hương đổ máu.

Mẹ già ngước mắt nhìn đàn con, tìm cuộc sống khắc khổ thảm thương,
Việt Nam quê hương héo mòn..." 
(Đoạn đầu Hận Ca I)

Cuối năm 1978, phong trào vượt biên lên cao hơn bao giờ hết. Ở khắp các ngả tư, các công trường như công trường con Rùa... đồng bào mình, nhất là nam giới lớn tuổi, cựu công chức... thường hay tụ họp - mặc sự dòm ngó cửa những tên Công an mang súng đi qua đi lại  để cho nhau những tin tức làm phấn khởi người ở lại như những câu sấm, loại " 3 năm 9 tháng cơ hàn" để tự an ủi lòng rằng thôi ráng chịu đựng bà con ơi, trong 3 năm 9 tháng nữa CS sẽ tiêu tùng. Rồi nào là:

“Ô hô thế sự tự bềnh bông
Nam Bắc hà thời thiết lệ thông
Hồ ẩn thâm trung, MAO tận bạch
Kình du hải ngoại huyết lưu hồng"

Toàn những câu sấm để an ủi 25 triệu người miễn Nam trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà nào đóng cửa im ỉm lâu ngày thì nhà đó đã vượt biên thành công... toàn là những tin tức làm nôn nóng lòng người ở lại, và đồng thời cũng để... khuyến khích họ tìm phương cách ra đi.

Trong tình huống đó, may thay (hay rủi thay), có một bà, người quen của gia đình tôi tới cho hay rằng có một ông nọ làm hiệu trưởng ở miền Hậu giang, không thể nào chịu nỗi chế độ CS, cho nên ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh tiền cho nên ông ta kêu gọi sự đóng góp của vài người thật lòng, đáng tin cậy, mà cũng thù ghét CS như ông để cùng ông ta trốn khỏi chốn này. (Sau khi vào tù, tôi nhờ các bạn tù cho biết tôi mới biết tên này là một tên công an CS, bí danh Ba Sơn, có mã đẹp trai, ăn mặt chải chuốt, như một công dân của VNCH, được CS đưa ra tổ chức những chuyến đi giả tưởng, đánh lừa đồng bào để vơ vét gia tài của những người ghét CS nhưng lại dễ tin... như tôi). Vòng vàng trong nhà cũng còn chút ít (của phòng thân), nhập thêm một số muợn cửa ba má và anh chị em tôi, tất cả được 15 lượng, cho một gia đình 5 người gồm vợ chồng và 3 đứa con. Tôi cùng đi với người
bạn môi giới, xuống tận Bắc Mỹ Thuận ở phía bên Vĩnh Long để giao vàng cho ông hiệu trưởng giả hiệu. Ngày khởi hành, hẹn nhau tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, có xe lại rước đi về miền Tây để xuống tàu. Ra khỏi Phú Lâm chừng 5 cây số, có một tốp "bò vàng" (công an mặc đồng phục mầu vàng) chận lại và đoàn xe phải quay đâu trở về Sài Gòn, trực chỉ Tổng Nha Cảnh sát cũ ở đường Trần Hưng Đạo. Tại sân tennis của Tổng Nha, tất cả mọi người (không biết là bao nhiêu) đều bị tước đoạt hết đồ đạc, từ tiền bạc đến vàng vòng, đồng hồ, bút máy, cái lượt... tất cả đều bị tịch thu, ngoại trừ bộ đồ còn mặc trong mình. Bà bạn môi giới (cũng bị gạt như tôi), ở cườm tay trái có đeo một chiếc vòng
cấm thạch màu xanh rất đẹp, hai ba công an nam nữ đến phụ tuốt ra mà không lấy ra được mặc dù họ có lấy xà phòng để làm cho trơn, cuối cùng họ bắt bà này phải ký giấy còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẫm thạch. Tất cả người vuợt biên bị nhà nước gạt này được đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu (Trại Lê văn Duyệt cũ) ở gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Một tuần sau, phụ nữ và trẻ em được thả ra trong khi đàn ông con trai đều bị giữ lại. Đêm đêm nằm nghe tiếng cắt kè kêu trên mái trại, "cắc kè", "cắc kè ", nghe như con cắc kè biết nói tiếng người: "hết về", "hết về, hay "mút mùa", "mút mùa", lòng buồn khôn tả, với lại lâu ngày trong mình thiếu chất ngọt, nghe tiếng rao của bà bán chè "Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát... hôn" ở phía chợ Bà Chiểu mà anh em  tù thèm chẩy nước miếng.

Tội nghiệp anh Nguyễn Mạnh Côn, cùng chung phòng 1, khu B với chúng tôi, đêm nào cũng như đêm nào, anh đau đớn rên la vì thiếu... thuốc và anh réo gọi tên tôi để đấm bóp cho anh. Ở trong phòng nầy, có khoảng 20 người tù mà văn nghệ sĩ chỉ có anh Côn và tôi cho nên anh phải gọi tôi thôi vì trước1975, tôi và anh Côn cùng làm việc ở Đài Phát thanh. Ở trại giam, hai ngày một lần, chúng tôi được dưa cho một xấp giấy và một cây viết nguyên tử, bảo lên phòng "chấp pháp" làm việc. Ở đó tôi ngồi hàng giờ để khai đầy đủ chỉ tiết từ ngày sinh đến ngày đi học, cho đến khi bị bắt. Cái khổ là khi mình khai lần đầu tiên thế nào, thì những lần sau, mình phải khai đúng như vậy, khai sai, không giống lần trước là lôi thôi. Trong tờ tự khai của anh Côn, theo lời anh kể lại, anh khẳng khái nhìn nhận những tác phẩm cửa anh đã ấn hành đều là của anh (Có vài người hèn nhát không nhìn nhận tác phẩm của mình),
cho nên bọn chấp pháp rất thù anh. Vì vậy, mỗi khi nghe tiếng rên la của anh, bọn chấp pháp hay quản giáo ghé lại, nói vọng vào phòng, rằng tội ác của anh Côn nếu đem chặt một cái đầu của ảnh cũng chưa đủ. Thỉnh thoáng, tôi nhìn qua song sắt, phòng đối diện (thuộc khu C), ở bên kia lối đi, tôi thấy Hòa thượng Thích Quảng Độ, mình trần trùng trục, để lộ một nửa thân hình ốm o, kham khổ, nhìn sang phòng chúng tôi và nói vọng qua "Ráng lên nghe con", Thật tội nghiệp cho một vị tu hành. Ở trong trại tù, mới thấy cái tình của anh em trong tù. Cho đến hôm nay, tôi còn nhớ in vị trí chỗ nằm của từng - người, từ anh Nguyễn Mạnh Côn đến đại đức Thích Thông Bữu hay tên của những người bạn tù khác như bác Nguyễn văn Kính, các anh em Nguyễn văn Hổ, Hoàng văn An, Trân văn Tùng, Huỳnh Minh, Hoàng Minh, Nguyễn văn Nhơn, Võ Hữu Hạnh, Bành Quang, Hoàng Kim Lân, Nguyễn văn Thới,
Huỳnh văn Ngon, Nguyễn Hữu Hào... Anh Trân văn Tùng (nghe nói bị bắt vì lý do tham gia vào một tổ chức chống Cộng) làm trưởng phòng nên có nhiệm vụ chia đều cơm và thức ăn, đã ưu ái dành cho tôi một miếng thịt nạt duy nhất và lớn bằng... ngón tay cái (khi có lễ lộc, tù nhân mới được ăn thịt heo), vì anh biết tôi không ăn được thịt mỡ - với sự đồng ý của tất cả bạn tù - trong khi các bạn tù khác chỉ được một miếng thịt mỡ cũng bằng... ngón tay cái,

Trong khi bị giam 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1977) ở trại Phan Đăng Lưu, tôi được các bạn tù đã ở đó trước tôi cho tôi biết có một bài thơ 5 chữ rất hay với tựa đề "Ở nhà" mà tác giả là họa sĩ Choé / Nguyễn Hải Chí (đã qua đời) làm khi còn bị giam tại đây (lúc tôi vào anh đã được chuyển đi trại khác), được các bạn tù học thuộc lòng và đọc lại cho tôi nghe. Bài thơ ghi lại việc CS bắt người và lưu giữ người vô hạn định, không cần lý do và không cần xét xử. Thấy bài thơ hay - nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cũng đồng ý như vậy - cho nên khi qua đến đảo tôi liền soạn thành ca khúc, với cung Mi thứ, thể điệu Valse:

Ở nhà con tập nói
Thư mẹ gửi vào ba
Chưa hình dung ba được
Con vẫn gọi ba, ba.

Ở nhà con tập viết
Thư mẹ gởi vào ba
Góc giấy thừa con viết
Một hàng đầy ba, ba.

Ở nhà con tập vẽ
Thư mẹ gửi hôm qua
Dành nửa trang con vẽ
Cho ba nhiều bông hoa.

Ở nhà con lên lớp
Khoe ba tính cộng trừ
Mẹ đếm ngày đếm tháng
Con cộng hoài vẫn dư.

Ở nhà con đã thấy
Mỗi khi thư ba về
Mẹ hai hàng nước mắt
Tay ccầm thư vân vê.

Ở nhà con thôi học
Thay mẹ cuốc nương khoai
Sáng nay trên giường bệnh
Tóc mẹ vài sợi phai.

Ở nhà con thay mẹ
Xách giỏ đi nuôi ba
Bồi hồi chờ tên gọi
Trơ cổng khám mưa sa.


(Ở nhà - Nguyễn Hải Chí)


(Kỳ sau: Chuyến đi thập tử nhất sinh)


ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VUỢT BIÊN ? Phần II

May 5, 2021
Chuyến đi thập tử nhất sinh
Lê Dinh

Giữa tháng 12 năm 1977, từ một nhà tù nhỏ là trại Phan Đăng Lưu ở chợ Bà Chiểu ra nhà tù lớn là cả nước Việt Nam, thật sự tôi cảm thấy còn lo sợ hơn là khi còn ở trong nhà tù Phan Đăng Lưu. Vì là một người đã bị kết tội vượt biên, dù được tự do, về nhà tôi cứ mãi bị ám ảnh và thần kinh lúc nào cũng căng thẳng. Ban ngày, nghe tiếng ai nói chuyện lớn tiếng trước nhà cũng sợ, ban đêm, nghe tiếng ai gõ cửa càng cuống cuồng hơn nữa, ở nhà thì sợ sệt đủ thứ, sợ ông chủ khóm, chủ ấp, sợ công an khu vực,công an phường, sợ lối xóm, ra đường sợ những người quen, sợ bạn bè, sợ đồng nghiệp cũ. Có một lần, tôi đạp xe bên lề đường Hồng Thập Tự, nhìn thấy bên kia đường, nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đạp xe đi ngược chiều về phía tôi, tôi liền hạ thấp vành nón đang đội trên đầu để giấu mặt, không dám nhìn anh.
Không nhìn anh nhưng tôi cũng đoán biết là anh cũng nhìn thấy tôi nhưng giả vờ không thấy nhau, như vậy tốt hơn, mặc dù trước kia tôi và Nguyễn Hiển rất thân nhau, phòng Điều Hợp cửa anh ở cạnh phòng Sản xuất của tôi và tôi với anh có với nhau vài sáng tác hợp soạn như Hoa đào năm trước, Phố vắng đêm mưa v.v... Bạn bè cũ ở Đài Phát thanh ngày trước, tôi không đám gặp ai, nhất là những người nào còn ở lại cộng tác với chế độ mới, ra đường rủi gặp họ mình cứ lờ đi, coi như xa lạ. Thế mà cũng không yên. Có một nhân viên cũ của tôi còn làm việc, cho tôi biết, trong một buổi học tập hàng tuần, cựu chủ sự một phòng nọ, vẫn còn làm việc, đứng lên phát biểu rằng : "Sao cách mạng quá dễ dãi như thế, tôi thấy nhạc sĩ Lê Dinh còn đạp xe đạp tà tà ngoài đường phố, mấy anh có biết rằng thằng Lê Dinh nó đã làm biết bao nhiêu bài nhạc tố cộng, biết bao nhiêu bài nhạc chiến dịch không?" Nghe kể
lại, tôi rụng rời và từ đó, có những việc thật cần thiết, tôi mới đạp xe đạp ra khỏi nhà.

Rồi còn vấn đề sinh sống nữa. Đồ đạc trong nhà đã bán hết, nhà cửa trống toát, không còn gì giá trị để bán nữa. May mà chúng tôi còn cha mẹ, anh chị em hai bên ở dười tỉnh, thỉnh thoảng mang lên cứu trợ chúng tôi vài chục kí gạo, một nồi cá kho, một trái bầu, vài nãi chuối, vài trái dừa. Vợ tôi và mấy đứa nhỏ làm bịch nước ngọt đông đá để bán cho trẻ con lối xóm, còn tôi và đứa con gái lớn thì dạy Pháp văn và âm nhạc cho hai đứa con của một gia đình cán bộ giàu. Nhờ vậy mà chúng tôi cũng đấp đổi được qua ngày. Nhưng cái khổ về sinh kế không bằng cái khổ về tinh thần. Nào là hộ khẩu, đổi tiền, xét văn hóa phẩm đồi trụy, kêu đi nghĩa vụ, học tập cải tạo, dân công thủy lợi, đuổi đi kinh tế mới,học tập phường khóm, kêu đi biểu tình, phải có giấy phép di chuyển nếu muốn đi đâu và còn loa phóng thanh oang oang inh ỏi những bài hát CS chói tai... tất cá phối hợp lại làm thành một sự tra tấn không chân dung, giết dần giết mòn tinh thần mình ngày này qua ngày khác. Không thể nào chịu nổi nữa, dù đã một lần vượt biên thất bại, tôi căng cố gắng, còn nước còn tát, biết đâu Trời Phật thương,
giúp cho mình thoát khỏi chốn ngục tù này. Đã một lần bị bắt và bị giam rồi nhưng gia đình tôi vẫnkhông chút sợ sệt và nghĩ rằng dù bị bắt, bị giết hay chết dười biển sân, làm mồi cho cá mập hay gì gì đi nữa thì cũng không khổ bằng sống với CS. Cái sống với CS là cái chết dân chết mòn, đau đớn về cả hai mặt, thể xác và tinh thần, còn cái chết khi vượt biên là cái chết một lần thôi, nhanh chóng và cả nhà đểu chết một lượt, còn ước ao gì hơn nữa. Khi người ta đã đến tận cùng của đau khổ, người ta không còn sợ gì nữa cả, dù là cái chết. Ai ai rồi cũng chết, thà chết bây giờ còn sướng thân hơn là phải sống chung với CS. Bởi không mẩy may sợ chết cho nên chúng tôi mới quyết định thoát thân một lầnnữa, rời khỏi địa ngục này, nếu sống thì tốt mà có chết cũng không sao. Nếu may mà sống thì mai này, ở trên một vùng đất yên vui nào đó, với hai bàn tay không bị gông cùm, với một khối óc không bị áp đảo, chúng tôi sẽ làm lại từ con số không, trong khung cảnh yên bình, tràn đầy tình người ở quốc gia tự
do đó.
Thành phố Gò Công của chúng tôi, về hướng Đông, chỉ cách bãi biển Tân Thành, Vàm Láng 14 cây số. Vùng đó là địa điểm xuất phát rất tiện lợi cho những chuyến vượt biên và là đất sinh sống của một số đông dân chúng trong vùng làm nghề đi biển. Nhờ sự giới thiệu của một học trò cũ cửa tôi là nhạc sĩ Hoàng Phương (tác giả Hoa sứ nhà nàng, đã qua đời), tôi được quen biết với anh Nguyễn văn Sinh,tự Tư Xuân, chử nhân chiếc ghe đánh cá mang tên Hồng Vân ở Tân Thành, Tuy là một người dân lao động, nhưng anh Tư Xuân không chịu nổi CS, quyết tâm "vượt biển" cùng với một số trai trắng trong làng, mà số đông cũng cùng hành nghề đi biển, đánh cá, bắt tôm như anh. Là một người quanh năm không xa rời miền biển nhưng tâm hồn anh Tư Xuân rất phóng khoáng, thích văn nghệ. Không hiểu sao, trong đầu anh có những tên tuổi trong giới ca nhạc mà anh mến mộ cho nên, qua nhạc sĩ Hoàng Phương, anh đồng ý cho gia đình tôi theo ghe anh trong chuyến vượt biển do anh tổ chức và đồng thời
bảo tôi tìm nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi và nhạc sĩ Quốc Dũng để cùng đi. Tôi trở về Saigon, gặp Nghiem Phú Phi và chị Phi là cô Ngọc Sương (xướng ngôn viên Đài Phát thanh Saigon trước 1975), nói lên ý kiến của anh Tư Xuân nhưng ông bà Nghiêm Phú Phi im lặng, gián tiếp chối từ bằng cách không cómặt ở bến xe ngày hôm sau để đi Gò Công theo lời hẹn của tôi. Mà đúng như vậy, làm sao tin được ai, dù người đó là bạn, trong thời buổi nhiễu nhương này? Có người nào quá tốt, trong thời buổi này, cho đi vượt biên mà không phải trả một chỉ vàng nào cả. Về phần Quốc Dũng, tôi có lên nhà của anh trên lầu đường Trần Hưng Đạo nhưng không có ai ở nhà. Riêng nhạc sĩ Hoàng Phương (lúc đó chưa có làm bài "Hoa sứ nhà nàng") không chịu đi, vì theo tôi hiểu cơ sở làm ăn của HP tại Gò Công trong hồi phát đạt và một phân nữa là HP còn dính líu tình cảm ở đó cho nên ra đi không đành. Tội nghiệp, chỉ vài năm sau, tiệm vàng và sửa đồng hổ cửa Hoàng Phương suy sụp và anh qua đời trong sự nghèo túng.

Thế là giữa đêm tối 6 rạng ngày 7 tháng 8 năm 1978, chúng tôi, tất cả gồm 40 người, 32 đàn ông, 5 phụ nữ và 3 trẻ em, chia nhau thành từng tốp 5, 3 người âm thầm đến địa điểm đúng hẹn. Toán chúng tôi gồm có 6 người, kể cả người dẫn đường, cũng thuộc trong nhóm, âm thầm nương theo ánh sáng lờ mờ trên những con đê gập ghềnh để đến nơi hẹn. Một tiếng chó sủa cũng làm chúng tôi giật mình.
Chiếc Hồng Vân, bề dài 12m, ngang 2,5m với 40 sinh mạng trong đó, trực chỉ miền Đông, theo hướng mặt trời mọc để hy vọng đến Phi Luật Tân, Chúng tôi ra đi không mang theo một dụng cụ hải hành nào, ngoại trừ một số gạo đựng trong một cái lu nhỏ và một thùng nước ngọt, nhưng hành trang duy nhất là ý chí và sự căm thù tột cùng những người CS. Rời bãi biển Tân Thành chỉ được 2 ngày, là chúng tôi bị một trận gió mùa dữ dội, ghe bị thủng lỗ, chạy lòng vòng, nước tràn vào, gạo nước trong lu đổ tung toé. Chúng tôi phải liên tục luân phiên nhau tát nước ra ngoài. Ba ngày qua, chúng tôi không có một chút gì trong bụng, kể cả nước. Con gái út của chúng tôi, năm đó 13 tuổi, như muốn nổi cơn điên loạn, ai đụng đến nó cũng không được. Trong đêm 12 rạng ngày 13-08-1978, có 8 chiếc tàu lớn chạy ngang qua chiếc ghe bị nạn của chúng tôi, nhưng không dừng lại mặc dù chúng tôi cố sức la to để kêu cứu, May sao đêm đó trời mưa nhỏ, vợ tôi đưa tay ra bên ngoài ghe, hứng được chút nước
mưa trong một cái chén để cho mọi người uống và nhờ vậy mà con gái tôi mới qua cơn cuồng loạn.

Tôi xin trích ra đây một đoạn ghi lại giai đoạn này, từ một tập sách nhỏ mà tôi ấn hành năm 1983, có tên là "More Hope On The Horizon", nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày được cứu vớt: "7 giờ sáng ngày 13- 08-1978, một chiếc tàu màu đỏ hiện ra ở đàng xa. Hy vọng lại trở về với 40 người đang chờ chết, những tiếng kêu la cầu cứu, những cánh tay vẫy, những chiếc áo có 3 chữ 'SOS' được đưa lên cao, đàn bà, trẻ con thì quỳ xuống lạy về phía tàu... Thế rồi chúng tôi thấy chiếc tàu màu đỏ với ống khói đen từ từ chậm lại và cuối cùng đánh một vòng tròn chung quanh chiếc ghe đánh cá nhỏ bé của chúng tôi.
Một người trên tàu (mà sau này chúng tôi mới biết đó là vị thuyền trưởng) dùng súng bắn giây để bắn một sợi giây qua ghe của chúng tôi nhưng chẳng may đầu sợi giây rơi xuống biển. Nhanh như nháy mắt, hai thanh niên để nguyên quần áo nhẩy ngay xuống biển để lấy sợi giây lên. Chiếc ghe dần dần được kéo lại gần chiếc tàu lớn mà giờ đây chúng tôi nhìn thấy rõ 2 chữ "Avon Forest" ở bên hông tàu. Trẻ em và phụ nữ được người trên tàu xuống đưa lên bằng thang có máy kéo và đàn ông thanh niên thì lần lượt leo lên bằng thang giây. Thế là chúng tôi được cứu thoát".

Cũng cần nên nói thêm tôi là người cuối cùng của nhóm thuyền nhân cùng với vài thủy thủ của chiếc thương thuyển Avon Forest (những thủy thủ này leo giây xuống ghe Hồng Vân ngay những phút đầu tiên khi chiếc Hồng Vân được kéo lại gần chiếc Avon Forest) rời chiếc tàu đánh cá nhỏ nhoi lên hết trên chiếc Avon Forest thì chiếc ghe đánh cá từ từ chìm xuống lòng biển.

Chiếc Avon Forest chở 2 700 chiếc xe hơi Nhật trên đường từ Tân Gia Ba qua Đài Loan, cho nên khi thuyền trưởng, ông Rodrigue MeDougall, đự định ghé Hong Hong để xin cho chúng tôi lên bờ nhưng không được chính quyền ở đây chấp thuận. Sau khi cung cấp lương thực cho tất cả 72 người ở trên tàu( 32 người thuộc thủy thủ đoàn và 40 thuyền nhân), chiếc Avon Forest tiếp tục lộ trình đến hải cảng Cao Hùng (Kaoshiung), Nam Đài Loan. Chúng tôi được chính quyền Đài Loan chấp thuận cho lên bờ, được chuyển bằng tàu qua đảo Peng Hu, nằm gần Kim Môn, Mã Tổ, giữa Đài Loan và Trung Hoa Lục địa. Nửa tháng sau, chúng tôi sang Hong Kong và ngày 27-10-1978 chúng tôi được đưa định cư ở Montreal, Canada vì chiếc Avon Forest là một chiếc tàu của hãng Hàng hải Federation Commerce and Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada. Chúng tôi đặt chân lên miền đất hứa ngày 28 tháng 10 năm 1978. Thế là sau 3 năm, 3 tháng, 7 ngày sống chung với CS chúng tôi được hoàn toàn tự do sau một chuyến vượt biên 2 tháng 20 ngày, gồm có những giây phút thập tử nhất sinh và những ngày ở trại tị nạn.

27 năm sau, hồi tưởng lại chuyến vượt biên, 10 phần chết, 1 phần sống của ngày 13 tháng 8 năm 1978 đó, giờ đây tôi mới thấy sợ. Vượt biên mà chúng tôi coi như là đi chơi du thuyền, không có bản đồ, không có la bàn, không có ống dòm, không biết khoảng cách cửa biển Trung Hoa từ Việt Nam đến Phi Luật Tân là bao nhiêu ngày đêm đường đi để ước tính mà đem theo dầu, đem theo lương thực, nước uống. Thế mà chúng tôi ra đi chẳng chút sợ sệt. Dù đến bờ bến hay không, đến hôm nay, chúng tôi vẫn cho rằng quyết định của chúng tôi là đúng. Nếu quyết định của chúng tôi sai thì nhìn lại những ngày cuối tháng 4 năm 1975 xem, thiên hạ đều sai hết à? Nhớ lại những ngày đó, ôi thật là kinh hãi.
Cả Saigon như một thủ đô trong cơn điên loạn, tựa như một thành phố bị một đàn thú rừng hung dữ với hàng ngàn con hổ báo, chó sói, voi dữ về đày đạp. Mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu la thất thanh, tiếng khóc vang trời, những đôi mắt thất thần... Những gương mặt hoảng hốt hối hả đi tìm sự sống ở bến tàu, ở phi trường, ở bờ biển. Sao họ không ở lại để cầm cờ CS tiếp đón "đoàn quân giải phóng"? Những người này có nợ máu - theo lối nói của CS - phải không? Thưa không, họ chỉ là những người dân bình thường, nhưng khi nghe tới hai tiếng "Cộng sản" là hồn phi phách tán, nỗi hãi hùng này bắt nguồn từ sự dã man , tàn ác của CS mà dấu vết còn để lại qua những lần pháo kích vào nhà thường dân, vào trường học giết hại trẻ thơ, vụ Mậu Thân, đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa năm 1972,

(Kỳ sau: Thời gian đầu trên miền đất hứa)

Lê Dinh

Invite others to Lê's website:

Invite by email

Post to your timeline