ForeverMissed
Large image
Stories

Share a special moment from Lê's life.

Write a story

Xuất xứ một vài ca khúc của nhạc sĩ Lê Dinh

September 7, 2021
Người đời thường hay nghĩ về những nhạc sĩ sáng tác, mỗi tác phẩm viết ra là phải có hình bóng một người khác phái kèm theo. Nói một cách khác, người viết nhạc, khi viết một ca khúc là nhạc sĩ phải lấy từ câu chuyện của chính mình - nếu là một bản tình ca - thì phải có một bóng hồng đi theo bài ca đó. Như thế, nếu là một nam nhạc sĩ, nếu viết 100 bài tình ca, thì trong đời nhạc sĩ đó phải có bóng dáng 100 người yêu đã đi qua người nhạc sĩ đó.
Nói như thế là không đúng sự thật, vì nhạc sĩ sáng tác thường mượn những ý chính ở ngoài đời, ở xã hội, trong văn chương, phim ảnh... những sự việc đã xảy ra hằng ngày, trước mắt, trước mặt, chung quanh cuộc sống của con người. Hơn nữa, người nhạc sĩ vốn giàu cảm lụy, khi xem một truyện ngắn hoặc đọc một bài thơ cảm động, khi xem một phim hay, một bức tranh có ý nghĩa, hoặc đứng trước một việc gì đó đang xảy ra mà đánh mạnh vào tâm hồn con người... thì hơn ai hết, người nhạc sĩ sẵn sàng có một đề tài để viết lên một ca khúc, vui hay buồn, tùy theo câu chuyện.
NẾU ANH ĐỪNG HẸN
Điều này không lấy cảm xúc từ một câu chuyện nào hay một trường hợp đặc biệt nào mà đây là một chuyện chung chung: Trong cuộc đời của chúng ta, có những sự việc xảy ra mà không bao giờ chúng ta quên được, nhất là về vấn đề tình yêu. 
Khi bước vào đời, lần đầu tiên yêu một người, đã lỡ trao trọn cảm tình cho người mình yêu, đã lỡ yêu một người thì sẽ không bao giờ quên được người đó vì những kỷ niệm dường như mới ngày hôm qua, còn nguyên vẹn trong tâm não, cho đến ngày cuối đời.
Nếu anh đừng hẹn - Trình bày - Tiến Dũng
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO
Bài này được viết năm 1968. Trong suốt cuộc đời của một người, có lẽ không mấy ai mà cuộc tình duyên được suôn sẻ, không gặp khó khăn, trắc trở dù chỉ một lần. Và mỗi lần như vậy, người con gái là người phải chịu thiết thòi. Bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng, bấy nhiêu mơ mộng đều trôi theo khói mây. Những lời yêu thương, những câu hứa hẹn như nước trôi qua cầu, để rồi đêm đêm, nằm nhớ lại những kỷ niệm, tất cả đều trả lại cho mây, cho gió, cho trăng, cho sao.
BIỂN DÂU
Bài này tôi lấy cảm xúc từ câu chuyện của một người bạn thân, và viết thành ca khúc vào năm 1970. Người bạn gái của tôi yêu một chàng trai. Anh ta học trường Hàng Hải, còn cô là nữ sinh Gia Long. Theo lời cô kể, tưởng đâu tình yêu đó của hai người sẽ đơm hoa kết nụ, nhưng nào ngờ, chàng trai lại yêu thương một người con gái khác, cùng học trường Gia Long, nhưng khác lớp, và sau này, có đôi lần gặp mặt nhau, đôi bên không có một tiếng chào nhau, không một lời thăm hỏi nhau, coi như như hai người xa lạ. và bạn tôi không bao giờ quên lời của cô đã thủ thỉ bên tai người yêu: 'Tôi yêu người còn hơn yêu tôi'.
TUYẾT LẠNH
Trên đời, luôn luôn có những mối tình câm mà vì nhiều yếu tố, về phía này hay phía kia, đã gây nên chia lìa, đau đớn cho nhau. Yêu mà không nói ra, là một sự thiệt thòi cho cả đôi bên. Khi hai người hai ngả rồi mới biết nguyên do. thì sự việc đã rồi, ván đã đóng thuyền, thuyền đã có bến.
Để tự an ủi, chàng và nàng bèn đổ lỗi cho trời - không phải tại anh mà cũng không phải tại em - hoặc tại vì duyên số. để rồi từ nay chỉ còn biết sống với kỷ niệm mà thôi.
CÁNH THIỆP HỒNG
Năm 1961, tình cờ tôi đọc được một bài thơ trên một tờ bào hằng ngày, mà tác giả ghi là TN Hoài Huyền Hương, có 4 câu đầu như sau:
Thiệp hồng, em viết gừi cho anh
Là nát tim em, vỡ mộng lành
Em nén buồn đau, vùi kỷ niệm
Theo chồng, chôn chặt hận ngày xanh
Không hiểu sao, 4 câu thơ trên đã làm tôi thật cảm xúc và tôi viết ngay ca khúc Cánh Thiệp Hồng, chỉ trong vòng một buổi là xong. Khi bài hát được ca sĩ Thanh Thúy trinh bày trên đài Phát thanh Saigon vào tháng 9 năm 1961, thì ngay sáng hôm sau, nhà Xuất bản An Phú ở đường Lê Thánh Tôn tìm đến nhà tôi để hỏi mua bản quyền xuất bản bài này. (Bài nhạc khi in ra, tôi có ghi  lại 4 câu thơ cùng tên tác giả, nơi trang 2, ở đầu bài nhạc). Sau đó, tôi có liên lạc với tòa soạn của tờ báo đăng bài thơ này, thì người ta trả lời không biết TN Hoài Huyền Hương. Tôi cũng dọ hỏi trong giới thi sĩ thì cũng không ai biết được TN Hoài Huyền Hương là ai? Năm mươi bảy năm trôi qua, ca khúc Cánh Thiệp Hồng đã được 57 tuổi, tôi vẫn thắc mắc không biết TN Hoài Huyền Hương là ai ra sao?
XÁC PHÁO NHÀ AI & NGANG TRÁI
Âm thanh của Cánh Thiệp Hồng, tuy đã qua rồi vài năm sau đó, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong tôi để rồi tôi viết thêm hai bài Xác Pháo Nhà Ai (1964) và Ngang Trái (1965), nội dung là ảnh hưởng còn sót lại của bài Cánh Thiệp Hồng. Cũng dang dở, ngang trái, xa cách, chia ly, người không yêu mà phải kêu bằng "chồng", nhưng đây là một đề tài rất ăn khách thời đó. Thế mới biết, là con người, những gì in sâu đập trong tâm hồn ta là những kỷ niệm của thuờ ban đầu, "thuyền ngày xưa đã tách bến, một mình tôi còn nhớ đến, nhưng sao anh lại đành quên"
HỒI TƯỞNG
Năm 1966, chúng tôi (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) thanh lập nhóm Lê Minh Bằng. Ròng rã và liên tục suốt 9 năm (1966-1975), chúng tôi cho ra đời khoảng hơn 200 tác phẩm với những biệt danh (đứng chung với Lê Dinh-Minh Kỳ-Anh Bằng hay đứng riêng một mình), gồm có Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh - Mai Bích Dung - Tôn Nữ Thụy Khương - Dạ Cầm - Vũ Chương - Hoa Linh Bảo -  Tây Phố - Trúc Ly - Dạ Ly Vũ - Nhật Nguyệt Hồ - Giang Minh Sơn - Cao Nguyên - Hoàng Minh - Huy Cường -  Linh Vũ - Mặc Vũ - Vũ Anh - TH - Ly Ca- Thế Vinh - Tô Giang... Nhạc phẩm đầu tay của Nhóm Lê Minh Bằng là Đêm Nguyện Cầu (1966), rồi sau đó là những ca khúc như Hai Mùa Mưa, Hồi Tưởng (1967) v.v...
Nhạc phẩm Hồi Tưởng (tên tác giả là Dạ Ly Vũ ), tức Lê Minh Bằng. do nhà Xuất bản Sóng Nhạc ấn hành năm 1967, và ca sĩ Trang Mỹ Dung trinh bày lần đầu trên làn sóng của Đài Phát Thanh Saigon  - cũng như bài Hai Mùa Mưa của Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh, cũng do Trang Mỹ Dung trinh bày  -  đã đem lại một làn gió mới cho nền tân nhạc Việt Nam thuở đó. Đã hơn 61 năm trôi qua, mà người nghe còn dành nhiều cảm tình cho 2 nhạc phẩm này, cho nên chúng ta cứ tưởng như không cũ lắm.
Cũng là chuyện tình yêu không trọn vẹn... "hai người hai lối, biết thương nhau mà thôi", đó là tình cảm chân thật của con người, dù trong không gian nào, dù trong thời gian nào. 
Lê Dinh

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VUỢT BIÊN ? Phần I

May 4, 2021
(Đời đời nhớ ơn anh Nguyễn văn Sinh, thiên sứ Trời sai xuống để cứu 39 sinh mạng thoát khỏi gông cùm CS)

Lê Dinh

Những ngày cuối cùng của VNCH, trong khi đa số người dân cả thành phố xôn xao, chạy đôn chạy đáo tìm phương tiện để thoát khỏi lưới chụp của CS thì tôi ung dung tìm bao cát, bao gạo để xung quanh  divan, làm hầm trú tạm cho gia đình, nếu lỡ có xấy ra chạm súng đâu đó quanh đây và không quên mang vào trong hầm một cái máy thu thanh nhỏ để theo dõi tin tức. Đầu óc tôi lúc đó nghĩ thật đơn giản và khá ngây thơ rằng nếu CS chiếm Saigon, chiếm cả miễn Nam thì bất quá cũng như một cuộc đảo chánh, từng xẩy ra nhiễu lần trước dây, vậy thôi. Mà nếu họ muốn trả thù, thì trả thù những người giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy của chính phủ, chứ còn mình - chỉ là một công chức nhỏ bé của đài phát thanh, một người dân thường - họ bắt để làm gì? Mặc cho những lời khuyên của thân nhân,của gia đình, bảo phải tìm phương kế để lánh nạn, nhưng tôi cứ nhất quyết ở lại, kêu gọi cả nhà chui
vào hầm trú ẩn , có chiếc máy thu thanh là bạn để theo dõi tin tức từng giờ.

30 tháng tư 1975, tiếng ra rả đuổi tất cả nhân viên cơ quan Mỹ ( DAO) ra khỏi nước còn phát thanh trên làn sóng điện khiến mọi người càng hối hả hơn, xe cộ ngược xuôi chật cả đường lộ. Rồi lời hiệu triệu của Tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân lực VNCH buông súng, rồi nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn lên đài hát bài "Nối vòng tay lớn" (không đàn đệm). Vài nhạc sĩ khác của miền Nam cùng vài nhân viên (nằm vùng) của đài cũng lên đài  kêu gọi tất cả những nhân viên và nghệ sĩ hãy trở lại làm việc để "giữ liên tục tiếng nói quốc gia". Thế là hết. Quyển sách cũ đã xếp lại để một trang sách mới được mở ra mà tôi đinh ninh rằng cũng chẳng đến nổi nào. Việt Cộng cũng là người chứ bộ.
Nếu trả thù, họ trả thù những người quyền tước to lớn chứ nếu bắt giam hết cả nước thì còn ai để mà làm việc. Dẹp bỏ hầm trú ẩn, tôi ôm một đóng sách ra nằm ở chiếc võng ở ga-ra để đọc cho qua những giờ phút nóng bỏng của buổi đầu, nhất là tạp chí "Huyền bí" để chiêm nghiệm cuộc đời.

Một hôm, vào lúc 6 giờ sáng, có tiếng bấm chuông. Tôi ra mở cửa thì một chú nhỏ khoảng 12, 13 tuổi, con của anh hai đổ rác mướn trong xóm, tay cầm một quyển tập học trò cũ và một cây bút chì, bước vào nhà. Liếc qua mấy cái chuồng gà mà gia đình tôi nuôi ở ga-ra để lấy trứng ăn, cậu ta nói với tôi cho cậu ta ghi tổng số gà. Xong xuôi, cậu nhỏ ra về. Rồi thỉnh thoảng cách vài hôm, cậu ta trở lại để kiểm tra nữa. Có một hôm, sau khi đếm xong, cậu ta hỏi tại sao thiếu một con gà mái. Tôi bảo rằng con gà này đã chết, chúng tôi đã quăng đi rồi. Cậu ta bảo phải giữ lại để làm bằng. Thấy chuyện nuôi gà quá rắc rối, chúng tôi kêu người bán đổ bán tháo hết chuồng gà ngay ngày hôm sau, nhưng không quên "mời" cậu nhỏ tới chứng kiến và làm biên bản chuyện bán gà,

Một hôm, tôi về Gò Công để thăm ba má tôi. Đi bằng xe lam ra bến xe thì chuyến xe trưa đã chạy, chỉ còn chuyến chót sẽ khởi hành lúc 2 giờ. Đường Sài Gòn - Gò Công, qua ngõ Chợ lớn, Cần Giuộc, Cần Đước, chỉ khoảng 60 cây số nhưng có không biết bao nhiêu là trạm gác. Chạy được một đoạn, xe lại phải ngừng để những thanh niên nam nữ đội nón tai bèo, mang băng đỏ ở cánh tay lên lục soát, không biết để tìm cái gì. Đến phà Cầu Nổi, ở phía bên Gò-Công, chỉ còn chừng 10 cây số nữa là tới chợ Gò Công, có một trạm gác chính. Xe phải dừng ở trạm này khá lâu, tất cả hành khách xuống hết để xe trống cho họ lên làm việc. Xong xuôi, chừng 30 phút sau, họ bảo tất cả hành khách lên xe, trừ một người duy nhất... là tôi. Họ cho xe chạy trong khi giữ tôi lại, không biết để làm gì. Tôi thâm nghĩ, chết rồi, họ biết mình làm việc ở đài phát thanh, biết mình bao lâư nay sáng tác nhạc chiến dịch chống CS - như vụ Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa, vụ CS pháo kích vào trường Tiểu học Cai lậy - có lẽ họ sẽ giam mình mút mùa. Một chú bé con, khoảng 15 tuổi, vai mang súng dài, tay mang băng đồ tiến đến bảo tôi theo cậu ta vào bót. Tôi được cậu ta ra lệnh ngồi ở một chiếc băng gỗ trong phòng để chờ.
Khoảng 10 phút sau, cậu nhỏ này trổ ra, chễm chệ ngồi vào bàn viết và báo tôi ngồi ở ghế đối diện:

- Ông có biết là cách mạng giữ ông ở lại về tội gì không?

- Dạ... dạ thưa... (tôi không biết gọi cậu ta bằng gì vì không lẽ nói "dạ thưa... cháu", vì tuổi cậu ta còn nhỏ tuổi hơn con của tôi)... dạ thưa không biết.

- Ông không biết, vậy là tội của ông gấp đôi.

- Dạ.

- Sống với cách mạng mà ông kém văn hóa quá. Ông chưa gột rữa hết tàn dư của Mỹ Ngụy, cho nên ông còn để... tóc đài như vậy,


Trời ơi, may quá, tưởng chuyện viết nhạc ngày trước hay chuyện gì lớn lao như họ đã biết mình làm việc ở Đài phát thanh (Tôi xin nghỉ việc từ đầu năm 1974, nhưng đến ngày 1-01-1975, ông Lê Vĩnh Hòa, Tổng Cục trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình mới ký giấy cho tôi nghí việc và nhờ vậy, toi không phải trình diện học tập, vì khi CS vào, tôi chỉ là một người dân thường), hoặc nói xấu hay chống đối Cách mạng chứ cái chuyện tóc dài này, chính tôi cũng không để ý tới nữa, Đổi đời, mình lo cơm gạo, lo bán đổ đạc, bán quần áo ở chợ trời để mua gạo và thức ăn còn chưa xong, thì cái chuyện tóc đài, tóc ngắn có cần gì phải lo, có cần chưng diện với ai đâu mà phải sửa sang sắc đẹp. Mà tóc tôi có dài lắm đâu, chỉ là xù một chút phía sau ót, thế mà bị cậu nhồ giảng "morale" một hồi. Nào là, cách mạng khoan hồng cho ông lần này, chứ lần nữa thì ông phải di học tập, nào là ông lớn tuổi rồi mà không thức thời, không theo kịp bước tiến của cách mạng, không gột rữa hết cái hư thối cửa thực dân,
phong kiến v.v... Tôi được chú nhỏ "khoan hồng" cho ra khỏi bót lúc 6 giờ chiều, giờ mà không còn một chuyến xe nào về Gò Công nữa. Lần vào trong xóm gần đó, tôi hỏi thăm mới tìm được một chiếc xe lam, bao luôn chuyến, nhờ ông chủ xe lam chở đi Gò Công, không quên nói với ông ấy rằng đừng bỏ tôi ở bến xe mà phải chở tôi về tận nhà để lấy tiền trả cho ổng vì trong túi tôi không có tiền,

Rồi lại còn chuyện học tập phường khóm. Chuyện này thì mọi người có nếm mùi CS đều biết. Cứ hôm nay chồng, ngày mai vợ, luân phiên lên trụ sở phường để học tập, nhưng học tập cái kiểu gì mà "thầygiáo" và "cô giáo" là những ông đạp cyclo hàng ngăy ở Bà Chiểu, Gia Định và những chị bán cá ở Ngã Ba Cây Thị. Thật đúng như câu ca dao dân gian "Năm đồng đổi lấy một xu, thằng khôn đi học, thằng ngu dạy đời". Trong số "học trò" có rất đông trí thức, giáo sư, sinh viên, chẳng hạn như ông thẩm phán ở cạnh nhà tôi, buổi học tập nào cũng thấy có mặt ông trong lớp học... đạp cyclo này.

- Các anh, anh nào cũng khai có bằng cấp Tú Tài "Một" (Tú Tài I) và Tú Tài "Mười Một" (Tú Tài II) cả, vậy mà các anh không thông suốt đường lối của cách mạng. (Các ông "thầy giáo" nhìn số II La Mã, đọc ra số Mười Một)

- Các ông các bà biết không, hai nước "Một Răn" (Iran) và "Một Rắc" (Irak) là hai nước anh em của chúng ta.

- Đồng bào có biết không, trên thế giới bây giờ chủ nghĩa xã hội chiếm hết 90 phần trăm rồi (!). Chỉ còn lại một vài nước tư bản người bóc lột người thôi, nhưng cũng không bao lâu nữa đâu, xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là đàn anh Liên sô vĩ đại và Trung quốc vĩ đại sẽ triệt tiêu tất cả.

- Bà con biết không, Mỹ chỉ là con cọp giấy thôi v.v. và v.v...

Rồi chiếc loa phóng thanh gần ngay ở ngả tư lại rỉ rả tối ngày "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" và tiếng eo éo, chát tai của nữ xướng ngôn viên người miền Bắc kêu gọi mọi người thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập thể dục: "một hai, một hai", nghe thật muốn điên. Lại thêm đứa con trai của tôi, mới 17 tuổi, mà bị kêu đi nghĩa vụ ở Kampuchea. Mỗi lần, công an phường đến xét nhà, thằng nhỏ phải trốn trong một cái hồ bằng xi măng cạn nước trên nóc nhà tắm, công an hạch hỏi, chúng tôi bảo rằng thằng nhỏ đã về quê nội ở Gò Công, chưa thấy trở lên,

Thôi, không thể nào tiếp tục như thế này được nữa rồi. Đồ đạc trong nhà cũng đã bán hết sạch, từ radio, quạt máy cho đến bộ salon, từ chiếc xe hơi cho đến chiếc xe Lambretta rồi tới chiếc xe đạp, tất cả đều ra đi để nuôi sống chủ nó và gia đình được ngày nào hay ngày nấy, Cũng đã gần 3 năm nếm mùi CS rồi, 3 năm biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, 3 năm rồi mới tin những gì đồng bào di cư từ miền Bắc năm 1954 nói là thật, thôi thì thà chết chứ không sống với CS được. Trong thời gian này, tôi có làm một bản nhạc... gọi là chống Cộng cũng được nhưng sự thật để nói lên sự suy nghĩ của tôi lúc đó.
Tôi thành hình và ghi nhớ nhạc và lời trong đầu để một năm sau, khi vượt biên lần thứ hai thành công qua Đài Loan, tôi mới ghi ra giấy, đó là bài Hận Ca I, mở đầu cho tập nhạc “Mười bài hận ca" trong giai đoạn tôi ở đảo Peng Hu, Đài Loan (đã được Trung tâm Băng nhạc Bốn Phương ở Cali thu thanh vào cassette năm 1979) ;

Lầm than ôi 3 năm, đân Việt Nam khốn khó ngàn ngày rồi
Trời phương Nam điêu linh mây mà che mờ trên núi sông
Lời gào thét khắp cùng trời cao, vì bầy thú đã lìa rừng sâu, làm cho quê hương đổ máu.

Mẹ già ngước mắt nhìn đàn con, tìm cuộc sống khắc khổ thảm thương,
Việt Nam quê hương héo mòn..." 
(Đoạn đầu Hận Ca I)

Cuối năm 1978, phong trào vượt biên lên cao hơn bao giờ hết. Ở khắp các ngả tư, các công trường như công trường con Rùa... đồng bào mình, nhất là nam giới lớn tuổi, cựu công chức... thường hay tụ họp - mặc sự dòm ngó cửa những tên Công an mang súng đi qua đi lại  để cho nhau những tin tức làm phấn khởi người ở lại như những câu sấm, loại " 3 năm 9 tháng cơ hàn" để tự an ủi lòng rằng thôi ráng chịu đựng bà con ơi, trong 3 năm 9 tháng nữa CS sẽ tiêu tùng. Rồi nào là:

“Ô hô thế sự tự bềnh bông
Nam Bắc hà thời thiết lệ thông
Hồ ẩn thâm trung, MAO tận bạch
Kình du hải ngoại huyết lưu hồng"

Toàn những câu sấm để an ủi 25 triệu người miễn Nam trước cảnh nước mất nhà tan. Nhà nào đóng cửa im ỉm lâu ngày thì nhà đó đã vượt biên thành công... toàn là những tin tức làm nôn nóng lòng người ở lại, và đồng thời cũng để... khuyến khích họ tìm phương cách ra đi.

Trong tình huống đó, may thay (hay rủi thay), có một bà, người quen của gia đình tôi tới cho hay rằng có một ông nọ làm hiệu trưởng ở miền Hậu giang, không thể nào chịu nỗi chế độ CS, cho nên ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh tiền cho nên ông ta kêu gọi sự đóng góp của vài người thật lòng, đáng tin cậy, mà cũng thù ghét CS như ông để cùng ông ta trốn khỏi chốn này. (Sau khi vào tù, tôi nhờ các bạn tù cho biết tôi mới biết tên này là một tên công an CS, bí danh Ba Sơn, có mã đẹp trai, ăn mặt chải chuốt, như một công dân của VNCH, được CS đưa ra tổ chức những chuyến đi giả tưởng, đánh lừa đồng bào để vơ vét gia tài của những người ghét CS nhưng lại dễ tin... như tôi). Vòng vàng trong nhà cũng còn chút ít (của phòng thân), nhập thêm một số muợn cửa ba má và anh chị em tôi, tất cả được 15 lượng, cho một gia đình 5 người gồm vợ chồng và 3 đứa con. Tôi cùng đi với người
bạn môi giới, xuống tận Bắc Mỹ Thuận ở phía bên Vĩnh Long để giao vàng cho ông hiệu trưởng giả hiệu. Ngày khởi hành, hẹn nhau tại một quán hủ tíu Tàu trong Phú Lâm, có xe lại rước đi về miền Tây để xuống tàu. Ra khỏi Phú Lâm chừng 5 cây số, có một tốp "bò vàng" (công an mặc đồng phục mầu vàng) chận lại và đoàn xe phải quay đâu trở về Sài Gòn, trực chỉ Tổng Nha Cảnh sát cũ ở đường Trần Hưng Đạo. Tại sân tennis của Tổng Nha, tất cả mọi người (không biết là bao nhiêu) đều bị tước đoạt hết đồ đạc, từ tiền bạc đến vàng vòng, đồng hồ, bút máy, cái lượt... tất cả đều bị tịch thu, ngoại trừ bộ đồ còn mặc trong mình. Bà bạn môi giới (cũng bị gạt như tôi), ở cườm tay trái có đeo một chiếc vòng
cấm thạch màu xanh rất đẹp, hai ba công an nam nữ đến phụ tuốt ra mà không lấy ra được mặc dù họ có lấy xà phòng để làm cho trơn, cuối cùng họ bắt bà này phải ký giấy còn thiếu lại công an... một chiếc vòng cẫm thạch. Tất cả người vuợt biên bị nhà nước gạt này được đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu (Trại Lê văn Duyệt cũ) ở gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Một tuần sau, phụ nữ và trẻ em được thả ra trong khi đàn ông con trai đều bị giữ lại. Đêm đêm nằm nghe tiếng cắt kè kêu trên mái trại, "cắc kè", "cắc kè ", nghe như con cắc kè biết nói tiếng người: "hết về", "hết về, hay "mút mùa", "mút mùa", lòng buồn khôn tả, với lại lâu ngày trong mình thiếu chất ngọt, nghe tiếng rao của bà bán chè "Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát... hôn" ở phía chợ Bà Chiểu mà anh em  tù thèm chẩy nước miếng.

Tội nghiệp anh Nguyễn Mạnh Côn, cùng chung phòng 1, khu B với chúng tôi, đêm nào cũng như đêm nào, anh đau đớn rên la vì thiếu... thuốc và anh réo gọi tên tôi để đấm bóp cho anh. Ở trong phòng nầy, có khoảng 20 người tù mà văn nghệ sĩ chỉ có anh Côn và tôi cho nên anh phải gọi tôi thôi vì trước1975, tôi và anh Côn cùng làm việc ở Đài Phát thanh. Ở trại giam, hai ngày một lần, chúng tôi được dưa cho một xấp giấy và một cây viết nguyên tử, bảo lên phòng "chấp pháp" làm việc. Ở đó tôi ngồi hàng giờ để khai đầy đủ chỉ tiết từ ngày sinh đến ngày đi học, cho đến khi bị bắt. Cái khổ là khi mình khai lần đầu tiên thế nào, thì những lần sau, mình phải khai đúng như vậy, khai sai, không giống lần trước là lôi thôi. Trong tờ tự khai của anh Côn, theo lời anh kể lại, anh khẳng khái nhìn nhận những tác phẩm cửa anh đã ấn hành đều là của anh (Có vài người hèn nhát không nhìn nhận tác phẩm của mình),
cho nên bọn chấp pháp rất thù anh. Vì vậy, mỗi khi nghe tiếng rên la của anh, bọn chấp pháp hay quản giáo ghé lại, nói vọng vào phòng, rằng tội ác của anh Côn nếu đem chặt một cái đầu của ảnh cũng chưa đủ. Thỉnh thoáng, tôi nhìn qua song sắt, phòng đối diện (thuộc khu C), ở bên kia lối đi, tôi thấy Hòa thượng Thích Quảng Độ, mình trần trùng trục, để lộ một nửa thân hình ốm o, kham khổ, nhìn sang phòng chúng tôi và nói vọng qua "Ráng lên nghe con", Thật tội nghiệp cho một vị tu hành. Ở trong trại tù, mới thấy cái tình của anh em trong tù. Cho đến hôm nay, tôi còn nhớ in vị trí chỗ nằm của từng - người, từ anh Nguyễn Mạnh Côn đến đại đức Thích Thông Bữu hay tên của những người bạn tù khác như bác Nguyễn văn Kính, các anh em Nguyễn văn Hổ, Hoàng văn An, Trân văn Tùng, Huỳnh Minh, Hoàng Minh, Nguyễn văn Nhơn, Võ Hữu Hạnh, Bành Quang, Hoàng Kim Lân, Nguyễn văn Thới,
Huỳnh văn Ngon, Nguyễn Hữu Hào... Anh Trân văn Tùng (nghe nói bị bắt vì lý do tham gia vào một tổ chức chống Cộng) làm trưởng phòng nên có nhiệm vụ chia đều cơm và thức ăn, đã ưu ái dành cho tôi một miếng thịt nạt duy nhất và lớn bằng... ngón tay cái (khi có lễ lộc, tù nhân mới được ăn thịt heo), vì anh biết tôi không ăn được thịt mỡ - với sự đồng ý của tất cả bạn tù - trong khi các bạn tù khác chỉ được một miếng thịt mỡ cũng bằng... ngón tay cái,

Trong khi bị giam 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1977) ở trại Phan Đăng Lưu, tôi được các bạn tù đã ở đó trước tôi cho tôi biết có một bài thơ 5 chữ rất hay với tựa đề "Ở nhà" mà tác giả là họa sĩ Choé / Nguyễn Hải Chí (đã qua đời) làm khi còn bị giam tại đây (lúc tôi vào anh đã được chuyển đi trại khác), được các bạn tù học thuộc lòng và đọc lại cho tôi nghe. Bài thơ ghi lại việc CS bắt người và lưu giữ người vô hạn định, không cần lý do và không cần xét xử. Thấy bài thơ hay - nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cũng đồng ý như vậy - cho nên khi qua đến đảo tôi liền soạn thành ca khúc, với cung Mi thứ, thể điệu Valse:

Ở nhà con tập nói
Thư mẹ gửi vào ba
Chưa hình dung ba được
Con vẫn gọi ba, ba.

Ở nhà con tập viết
Thư mẹ gởi vào ba
Góc giấy thừa con viết
Một hàng đầy ba, ba.

Ở nhà con tập vẽ
Thư mẹ gửi hôm qua
Dành nửa trang con vẽ
Cho ba nhiều bông hoa.

Ở nhà con lên lớp
Khoe ba tính cộng trừ
Mẹ đếm ngày đếm tháng
Con cộng hoài vẫn dư.

Ở nhà con đã thấy
Mỗi khi thư ba về
Mẹ hai hàng nước mắt
Tay ccầm thư vân vê.

Ở nhà con thôi học
Thay mẹ cuốc nương khoai
Sáng nay trên giường bệnh
Tóc mẹ vài sợi phai.

Ở nhà con thay mẹ
Xách giỏ đi nuôi ba
Bồi hồi chờ tên gọi
Trơ cổng khám mưa sa.


(Ở nhà - Nguyễn Hải Chí)


(Kỳ sau: Chuyến đi thập tử nhất sinh)


ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VUỢT BIÊN ? Phần II

May 5, 2021
Chuyến đi thập tử nhất sinh
Lê Dinh

Giữa tháng 12 năm 1977, từ một nhà tù nhỏ là trại Phan Đăng Lưu ở chợ Bà Chiểu ra nhà tù lớn là cả nước Việt Nam, thật sự tôi cảm thấy còn lo sợ hơn là khi còn ở trong nhà tù Phan Đăng Lưu. Vì là một người đã bị kết tội vượt biên, dù được tự do, về nhà tôi cứ mãi bị ám ảnh và thần kinh lúc nào cũng căng thẳng. Ban ngày, nghe tiếng ai nói chuyện lớn tiếng trước nhà cũng sợ, ban đêm, nghe tiếng ai gõ cửa càng cuống cuồng hơn nữa, ở nhà thì sợ sệt đủ thứ, sợ ông chủ khóm, chủ ấp, sợ công an khu vực,công an phường, sợ lối xóm, ra đường sợ những người quen, sợ bạn bè, sợ đồng nghiệp cũ. Có một lần, tôi đạp xe bên lề đường Hồng Thập Tự, nhìn thấy bên kia đường, nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đạp xe đi ngược chiều về phía tôi, tôi liền hạ thấp vành nón đang đội trên đầu để giấu mặt, không dám nhìn anh.
Không nhìn anh nhưng tôi cũng đoán biết là anh cũng nhìn thấy tôi nhưng giả vờ không thấy nhau, như vậy tốt hơn, mặc dù trước kia tôi và Nguyễn Hiển rất thân nhau, phòng Điều Hợp cửa anh ở cạnh phòng Sản xuất của tôi và tôi với anh có với nhau vài sáng tác hợp soạn như Hoa đào năm trước, Phố vắng đêm mưa v.v... Bạn bè cũ ở Đài Phát thanh ngày trước, tôi không đám gặp ai, nhất là những người nào còn ở lại cộng tác với chế độ mới, ra đường rủi gặp họ mình cứ lờ đi, coi như xa lạ. Thế mà cũng không yên. Có một nhân viên cũ của tôi còn làm việc, cho tôi biết, trong một buổi học tập hàng tuần, cựu chủ sự một phòng nọ, vẫn còn làm việc, đứng lên phát biểu rằng : "Sao cách mạng quá dễ dãi như thế, tôi thấy nhạc sĩ Lê Dinh còn đạp xe đạp tà tà ngoài đường phố, mấy anh có biết rằng thằng Lê Dinh nó đã làm biết bao nhiêu bài nhạc tố cộng, biết bao nhiêu bài nhạc chiến dịch không?" Nghe kể
lại, tôi rụng rời và từ đó, có những việc thật cần thiết, tôi mới đạp xe đạp ra khỏi nhà.

Rồi còn vấn đề sinh sống nữa. Đồ đạc trong nhà đã bán hết, nhà cửa trống toát, không còn gì giá trị để bán nữa. May mà chúng tôi còn cha mẹ, anh chị em hai bên ở dười tỉnh, thỉnh thoảng mang lên cứu trợ chúng tôi vài chục kí gạo, một nồi cá kho, một trái bầu, vài nãi chuối, vài trái dừa. Vợ tôi và mấy đứa nhỏ làm bịch nước ngọt đông đá để bán cho trẻ con lối xóm, còn tôi và đứa con gái lớn thì dạy Pháp văn và âm nhạc cho hai đứa con của một gia đình cán bộ giàu. Nhờ vậy mà chúng tôi cũng đấp đổi được qua ngày. Nhưng cái khổ về sinh kế không bằng cái khổ về tinh thần. Nào là hộ khẩu, đổi tiền, xét văn hóa phẩm đồi trụy, kêu đi nghĩa vụ, học tập cải tạo, dân công thủy lợi, đuổi đi kinh tế mới,học tập phường khóm, kêu đi biểu tình, phải có giấy phép di chuyển nếu muốn đi đâu và còn loa phóng thanh oang oang inh ỏi những bài hát CS chói tai... tất cá phối hợp lại làm thành một sự tra tấn không chân dung, giết dần giết mòn tinh thần mình ngày này qua ngày khác. Không thể nào chịu nổi nữa, dù đã một lần vượt biên thất bại, tôi căng cố gắng, còn nước còn tát, biết đâu Trời Phật thương,
giúp cho mình thoát khỏi chốn ngục tù này. Đã một lần bị bắt và bị giam rồi nhưng gia đình tôi vẫnkhông chút sợ sệt và nghĩ rằng dù bị bắt, bị giết hay chết dười biển sân, làm mồi cho cá mập hay gì gì đi nữa thì cũng không khổ bằng sống với CS. Cái sống với CS là cái chết dân chết mòn, đau đớn về cả hai mặt, thể xác và tinh thần, còn cái chết khi vượt biên là cái chết một lần thôi, nhanh chóng và cả nhà đểu chết một lượt, còn ước ao gì hơn nữa. Khi người ta đã đến tận cùng của đau khổ, người ta không còn sợ gì nữa cả, dù là cái chết. Ai ai rồi cũng chết, thà chết bây giờ còn sướng thân hơn là phải sống chung với CS. Bởi không mẩy may sợ chết cho nên chúng tôi mới quyết định thoát thân một lầnnữa, rời khỏi địa ngục này, nếu sống thì tốt mà có chết cũng không sao. Nếu may mà sống thì mai này, ở trên một vùng đất yên vui nào đó, với hai bàn tay không bị gông cùm, với một khối óc không bị áp đảo, chúng tôi sẽ làm lại từ con số không, trong khung cảnh yên bình, tràn đầy tình người ở quốc gia tự
do đó.
Thành phố Gò Công của chúng tôi, về hướng Đông, chỉ cách bãi biển Tân Thành, Vàm Láng 14 cây số. Vùng đó là địa điểm xuất phát rất tiện lợi cho những chuyến vượt biên và là đất sinh sống của một số đông dân chúng trong vùng làm nghề đi biển. Nhờ sự giới thiệu của một học trò cũ cửa tôi là nhạc sĩ Hoàng Phương (tác giả Hoa sứ nhà nàng, đã qua đời), tôi được quen biết với anh Nguyễn văn Sinh,tự Tư Xuân, chử nhân chiếc ghe đánh cá mang tên Hồng Vân ở Tân Thành, Tuy là một người dân lao động, nhưng anh Tư Xuân không chịu nổi CS, quyết tâm "vượt biển" cùng với một số trai trắng trong làng, mà số đông cũng cùng hành nghề đi biển, đánh cá, bắt tôm như anh. Là một người quanh năm không xa rời miền biển nhưng tâm hồn anh Tư Xuân rất phóng khoáng, thích văn nghệ. Không hiểu sao, trong đầu anh có những tên tuổi trong giới ca nhạc mà anh mến mộ cho nên, qua nhạc sĩ Hoàng Phương, anh đồng ý cho gia đình tôi theo ghe anh trong chuyến vượt biển do anh tổ chức và đồng thời
bảo tôi tìm nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi và nhạc sĩ Quốc Dũng để cùng đi. Tôi trở về Saigon, gặp Nghiem Phú Phi và chị Phi là cô Ngọc Sương (xướng ngôn viên Đài Phát thanh Saigon trước 1975), nói lên ý kiến của anh Tư Xuân nhưng ông bà Nghiêm Phú Phi im lặng, gián tiếp chối từ bằng cách không cómặt ở bến xe ngày hôm sau để đi Gò Công theo lời hẹn của tôi. Mà đúng như vậy, làm sao tin được ai, dù người đó là bạn, trong thời buổi nhiễu nhương này? Có người nào quá tốt, trong thời buổi này, cho đi vượt biên mà không phải trả một chỉ vàng nào cả. Về phần Quốc Dũng, tôi có lên nhà của anh trên lầu đường Trần Hưng Đạo nhưng không có ai ở nhà. Riêng nhạc sĩ Hoàng Phương (lúc đó chưa có làm bài "Hoa sứ nhà nàng") không chịu đi, vì theo tôi hiểu cơ sở làm ăn của HP tại Gò Công trong hồi phát đạt và một phân nữa là HP còn dính líu tình cảm ở đó cho nên ra đi không đành. Tội nghiệp, chỉ vài năm sau, tiệm vàng và sửa đồng hổ cửa Hoàng Phương suy sụp và anh qua đời trong sự nghèo túng.

Thế là giữa đêm tối 6 rạng ngày 7 tháng 8 năm 1978, chúng tôi, tất cả gồm 40 người, 32 đàn ông, 5 phụ nữ và 3 trẻ em, chia nhau thành từng tốp 5, 3 người âm thầm đến địa điểm đúng hẹn. Toán chúng tôi gồm có 6 người, kể cả người dẫn đường, cũng thuộc trong nhóm, âm thầm nương theo ánh sáng lờ mờ trên những con đê gập ghềnh để đến nơi hẹn. Một tiếng chó sủa cũng làm chúng tôi giật mình.
Chiếc Hồng Vân, bề dài 12m, ngang 2,5m với 40 sinh mạng trong đó, trực chỉ miền Đông, theo hướng mặt trời mọc để hy vọng đến Phi Luật Tân, Chúng tôi ra đi không mang theo một dụng cụ hải hành nào, ngoại trừ một số gạo đựng trong một cái lu nhỏ và một thùng nước ngọt, nhưng hành trang duy nhất là ý chí và sự căm thù tột cùng những người CS. Rời bãi biển Tân Thành chỉ được 2 ngày, là chúng tôi bị một trận gió mùa dữ dội, ghe bị thủng lỗ, chạy lòng vòng, nước tràn vào, gạo nước trong lu đổ tung toé. Chúng tôi phải liên tục luân phiên nhau tát nước ra ngoài. Ba ngày qua, chúng tôi không có một chút gì trong bụng, kể cả nước. Con gái út của chúng tôi, năm đó 13 tuổi, như muốn nổi cơn điên loạn, ai đụng đến nó cũng không được. Trong đêm 12 rạng ngày 13-08-1978, có 8 chiếc tàu lớn chạy ngang qua chiếc ghe bị nạn của chúng tôi, nhưng không dừng lại mặc dù chúng tôi cố sức la to để kêu cứu, May sao đêm đó trời mưa nhỏ, vợ tôi đưa tay ra bên ngoài ghe, hứng được chút nước
mưa trong một cái chén để cho mọi người uống và nhờ vậy mà con gái tôi mới qua cơn cuồng loạn.

Tôi xin trích ra đây một đoạn ghi lại giai đoạn này, từ một tập sách nhỏ mà tôi ấn hành năm 1983, có tên là "More Hope On The Horizon", nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày được cứu vớt: "7 giờ sáng ngày 13- 08-1978, một chiếc tàu màu đỏ hiện ra ở đàng xa. Hy vọng lại trở về với 40 người đang chờ chết, những tiếng kêu la cầu cứu, những cánh tay vẫy, những chiếc áo có 3 chữ 'SOS' được đưa lên cao, đàn bà, trẻ con thì quỳ xuống lạy về phía tàu... Thế rồi chúng tôi thấy chiếc tàu màu đỏ với ống khói đen từ từ chậm lại và cuối cùng đánh một vòng tròn chung quanh chiếc ghe đánh cá nhỏ bé của chúng tôi.
Một người trên tàu (mà sau này chúng tôi mới biết đó là vị thuyền trưởng) dùng súng bắn giây để bắn một sợi giây qua ghe của chúng tôi nhưng chẳng may đầu sợi giây rơi xuống biển. Nhanh như nháy mắt, hai thanh niên để nguyên quần áo nhẩy ngay xuống biển để lấy sợi giây lên. Chiếc ghe dần dần được kéo lại gần chiếc tàu lớn mà giờ đây chúng tôi nhìn thấy rõ 2 chữ "Avon Forest" ở bên hông tàu. Trẻ em và phụ nữ được người trên tàu xuống đưa lên bằng thang có máy kéo và đàn ông thanh niên thì lần lượt leo lên bằng thang giây. Thế là chúng tôi được cứu thoát".

Cũng cần nên nói thêm tôi là người cuối cùng của nhóm thuyền nhân cùng với vài thủy thủ của chiếc thương thuyển Avon Forest (những thủy thủ này leo giây xuống ghe Hồng Vân ngay những phút đầu tiên khi chiếc Hồng Vân được kéo lại gần chiếc Avon Forest) rời chiếc tàu đánh cá nhỏ nhoi lên hết trên chiếc Avon Forest thì chiếc ghe đánh cá từ từ chìm xuống lòng biển.

Chiếc Avon Forest chở 2 700 chiếc xe hơi Nhật trên đường từ Tân Gia Ba qua Đài Loan, cho nên khi thuyền trưởng, ông Rodrigue MeDougall, đự định ghé Hong Hong để xin cho chúng tôi lên bờ nhưng không được chính quyền ở đây chấp thuận. Sau khi cung cấp lương thực cho tất cả 72 người ở trên tàu( 32 người thuộc thủy thủ đoàn và 40 thuyền nhân), chiếc Avon Forest tiếp tục lộ trình đến hải cảng Cao Hùng (Kaoshiung), Nam Đài Loan. Chúng tôi được chính quyền Đài Loan chấp thuận cho lên bờ, được chuyển bằng tàu qua đảo Peng Hu, nằm gần Kim Môn, Mã Tổ, giữa Đài Loan và Trung Hoa Lục địa. Nửa tháng sau, chúng tôi sang Hong Kong và ngày 27-10-1978 chúng tôi được đưa định cư ở Montreal, Canada vì chiếc Avon Forest là một chiếc tàu của hãng Hàng hải Federation Commerce and Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada. Chúng tôi đặt chân lên miền đất hứa ngày 28 tháng 10 năm 1978. Thế là sau 3 năm, 3 tháng, 7 ngày sống chung với CS chúng tôi được hoàn toàn tự do sau một chuyến vượt biên 2 tháng 20 ngày, gồm có những giây phút thập tử nhất sinh và những ngày ở trại tị nạn.

27 năm sau, hồi tưởng lại chuyến vượt biên, 10 phần chết, 1 phần sống của ngày 13 tháng 8 năm 1978 đó, giờ đây tôi mới thấy sợ. Vượt biên mà chúng tôi coi như là đi chơi du thuyền, không có bản đồ, không có la bàn, không có ống dòm, không biết khoảng cách cửa biển Trung Hoa từ Việt Nam đến Phi Luật Tân là bao nhiêu ngày đêm đường đi để ước tính mà đem theo dầu, đem theo lương thực, nước uống. Thế mà chúng tôi ra đi chẳng chút sợ sệt. Dù đến bờ bến hay không, đến hôm nay, chúng tôi vẫn cho rằng quyết định của chúng tôi là đúng. Nếu quyết định của chúng tôi sai thì nhìn lại những ngày cuối tháng 4 năm 1975 xem, thiên hạ đều sai hết à? Nhớ lại những ngày đó, ôi thật là kinh hãi.
Cả Saigon như một thủ đô trong cơn điên loạn, tựa như một thành phố bị một đàn thú rừng hung dữ với hàng ngàn con hổ báo, chó sói, voi dữ về đày đạp. Mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu la thất thanh, tiếng khóc vang trời, những đôi mắt thất thần... Những gương mặt hoảng hốt hối hả đi tìm sự sống ở bến tàu, ở phi trường, ở bờ biển. Sao họ không ở lại để cầm cờ CS tiếp đón "đoàn quân giải phóng"? Những người này có nợ máu - theo lối nói của CS - phải không? Thưa không, họ chỉ là những người dân bình thường, nhưng khi nghe tới hai tiếng "Cộng sản" là hồn phi phách tán, nỗi hãi hùng này bắt nguồn từ sự dã man , tàn ác của CS mà dấu vết còn để lại qua những lần pháo kích vào nhà thường dân, vào trường học giết hại trẻ thơ, vụ Mậu Thân, đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa năm 1972,

(Kỳ sau: Thời gian đầu trên miền đất hứa)

Lê Dinh

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VƯỢT BIÊN - Phần III

May 5, 2021
Thời gian đầu trên miền đất hứa
Lê Dinh

Qua hai số báo vừa qua, một số độc giả và bạn bè điện thoại, e-mail hỏi chuyện kể của tôi có thật không, tôi xin thưa rằng với danh dự của một người cầm đàn và cầm bút và nhất là vì kính trọng độc giả, cho nên những điều tôi ghi lại hầu độc giả là hoàn toàn thật, không bịa thêm một chút nào, cóquên ai thì có. Đã hơn 30 năm rồi, có những chi tiết bất chợi tôi quên như lần về Gò Công, đến phà Mỹ Lợi, bị một chú nhỏ bắt vô bót, giảng "morale" một hồi về tội để tóc đài, rỗi sau đó thả tôi ra về nhưngtôi phải hớt tóc tại chỗ rồi mới được thả. (Kỳ trước, tôi quên điểm này). Chú nhỏ này bảo một chú nhỏ khác đi gọi một ông thợ hớt tóc và khoảng 5 phút sau, ông thợ hới tóc đến. Ông ta bắt một chiếc ghế đẩu ngay ở lề đường, ngay phía trước bót, tôi ngồi lên (trẻ nhỏ bu chung quanh như xem sơn đông) và ông ta dàng "tông đơ" đẩy tóc tôi, thiếu điều muốn hớt trọc như đầu mấy vị sư sải. Móc túi trong mình còn 7 đồng (tiền cũ VNCH - khi chưa đổi tiền Việt Cộng), tôi đưa hết cho ông thợ. Lúc về đến Gò Công, cả nhà tôi ngạc nhiên khi tôi vừa bước vô nhà, ngạc nhiên thứ nhất vì mái tóc gần như trọc lóc, khôngbình thường của tôi và ngạc nhiên thứ nhì là không có khi nào tôi về Gò Công mà đến gần tối mới về đến nhà như hôm đó.

Còn một sự việc nữa mà tôi quên, vì đối với CS thì có quá nhiều chuyện, kể mãi cũng không hết. Không biết từ đâu ra, một chiều nọ bổng có tin là chúng nó sẽ đến từng nhà để xét "văn hóa phẩm đổi trụy"(1)
Ở nhà tôi chẳng có gì gọi là đổi trụy, ngoài những bản nhạc đặc biệt của tôi mà tôi đóng thành từng quyển riêng cho tôi và những quyền khác với những nhạc phẩm của nhạc sĩ bạn bè tặng, đâu khoảng20 quyển, bìa da với chữ mạ vàng, mỗi quyển 50 bài. Tôi rất trân trọng những quyển nhạc quý này.
Trước tin đó, tôi và vợ tôi liền lấy một cái thùng, loại thùng đựng xăng lớn), đặt giữa nhà bếp và xé từng bản nhạc bỏ vô thẳng để đốt vì nếu bỏ nguyên quyển nhạc vào, sẽ không cháy hết được. Công việc thiêu hết "văn hóa phẩm đổi trụy" này kéo dài từ tối cho đến quá khuya mới xong. Cầm trong tay quyển nhạc đặc biệt của mình, xé ra từng bản, lòng tôi đau như dao cắt, tựa như có ai xé con tim mình.
Tôi biết rằng tôi sẽ không còn gì để làm kỷ niệm nữa và thật vậy, cho đến ngày đặt chân lên đất tự do, tôi không có được một bài nhạc nào đã xuất bản còn giữ trong nhà. Nhiều năm sau, nhờ bạn bè và những người yêu nhạc của tôi (Đi năm 1975 nên có mang theo và còn giữ), họ làm phóng ảnh tặng lại tôi. Lúc sau này, có một số bạn bè về VN cũng tìm mua lại được một số nhạc cũ của tôi đã có bày bán trở lại ở các nơi bán sách cũ. Bài nào không tìm ra được bản in, tôi cố gắng chép lại bằng trí nhớ và sau này, nhờ có Internet, tôi bổ khuyết lại, dựa theo Internet.

Đặt chân lên thành phố Montréal, tôi rất bỡ ngỡ nhưng trong lòng vô cùng sung sướng, không chút âu lo. Khi còn ở VN, tôi thường hay thầm mong ước rằng, cho tôi được hít thở không khí tự do, dù chỉ một ngày thôi, rồi chết cũng cam. Và còn một điều nữa là tôi cũng không cầu mong gì có một nghề tương đối nhẹ nhàng, khỏe khoắn để nuôi sống gia đình mà bất cứ làm nghề gì, tương xứng với sức vóc của tôi, tôi cũng có thể làm được.

Trong thời gian đầu, với những kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn trong lãnh vực truyền thanh, sở Di trú cho tôi địa chỉ của đài Radio Canada để tôi xin việc. Nội việc đi đến đài Radio Canada ở số1000, đường Dorchester (tên cũ) cũng là một sự rắc rối. Chúng tôi ở một căn ấp đường LO David do Sở Di trú thuê cho chúng tôi, từ đó muốn đến đài Radio Canada không biết phải đi thế nào? Ra métro, không biết phải đón bus hướng bên tay trái hay bên tay phải, Đông, Tây, Nam, Bắc lung tung. Khi tìm được địa chỉ của đài rồi thì vào trong đó, lên cả chục tầng lầu, kiếm cái Département des Ressources Humaines cũng không phải là dễ. Đi quanh quẩn trong đài, lạc không biết bao nhiêu lần nhưng rồi cuối cùng cũng tìm ra được nơi mình cần tiếp xúc. Họ chấp nhận đơn và chứng chỉ nhưng với một câu thòng là đài không có ngân sách, khi nào cần họ sẽ gọi (đó là một lời từ chối khéo), mặc dù họ bảo là tôi có đủ điều kiện để làm công việc ở bộ phận thu thanh. Trở về nhà, dù không có việc làm theo khả năng
và sở thích của mình, tôi và cả gia đình vẫn vui vẻ sống với tấm chỉ phiếu 70$ một tuần mà sở Di Trú cấp cho chúng tôi, một gia đình gồm có 5 người, vợ chồng và 3 đứa con. Lúc đó, tôi thấy quá thừa với 70$ mà họ cho. Tiền nhà họ đã trả, bàn ghế họ đã mua, quần áo họ đã sắm cho đầy đủ, 70S đó chỉ để mua thức ăn mà thôi, quá thừa. Qua tuần sau, sở Di Trú giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở một hiệu thực phẩm lớn, đường Côte Des Neiges, chủ nhân là một người Pháp. Vào nhận việc buổi sáng, tôi chỉ có lựa rau cải tươi tốt, cắt xén từng loại, buộc thành bó đều nhau rồi đem bày ở trong quầy kính, có máy điều hòa nhiệt độ. Công việc quá thơi thới, nhẹ nhàng nhưng ngặt nỗi ngay ở phía sau lưng tôi là bàn làm việc của những thợ xẻ thịt, thân hình thật vạm vỡ, vai u thịt bắp. Phía trên một chiếc bàn lớn, những đùi bò máu me dầm dề được treo lủng lẳng và mấy ông thợ xẻ thịt cầm dao to, sáng loáng chặt
ầm ẩm làm tôi phát ớn. Rủi ro nổi cơn, họ cho một dao là tôi không khác nào như những chiếc đùi bòtreo ở phía trên bàn. Chờ cho đến 12 giờ, giờ ăn trưa, tôi ra lấy bus di thẳng một mạch về nhà và không dám trở lại nơi đó nữa. Báo cho sở Di Trú biết là tôi thấy việc làm ở nơi này không thích hợp, họ lại chỉ tôi một hiệu sản xuất giày trên lầu 8 cửa một tòa nhà ở đường St Denis, nhìn ra métro Rosemont. Vào trình diện, tôi được chủ nhân, một người Do Thái, giao cho tôi công việc là lấy những xấp đa trong kho ra cất theo mẫu họ đưa. Công việc làm cũng được tuy hơi mệt nhọc, nhưng con người thường hay được voi đòi tiên, cho nên tôi cũng chỉ làm được có một tuần rồi đi kiếm việc khác. Ở hãng sắn xuất giày này, tôi được đài Radio Canada đến phỏng vấn. Để cho như thật, ông đạo diễn bảo tôi cứ vừa làm việc vừa trả lời, vào kho ôm những xấp da to tổ bố bày ra bàn, rồi cắt da theo khuôn mẫu,
Khi về nhà, tối lại xem TV, tôi thấy hơi buồn, ngày trước, tôi chỉ ước ao được làm bất cứ nghề gì, miễn có tiển để nuôi gia đình, nhưng việc làm giầy này sao hơi kỳ kỳ, không thích hợp với tôi. Tôinhìn thấy tôi trên màn ẩnh, người ốm o - vì đã sống 3 năm 4 tháng với CS - ôm một xấp da to tướng đi lệt bệt vì quá nặng, khó có thể tiếp tục lâu dài ở cái hãng làm giầy này được. Tôi bỏ hãng giày để sang qua làm hãng vàng ở đường Peel, nghĩ rằng nghề này đỡ mệt nhọc hơn. Người cai giao cho tôi một chùm lớn nhẫn vàng được đúc từ trong khuôn - tựa như chàm sò, chùm nghêu mà ta thấy bày bán ở chợ - tôi cắt ra từng cái, mài dũa cho đẹp đẻ và chà cho bóng. Nhưng khổ nỗi, tay tôi là tay cầm viết và cầm đàn thì quen mà cẩm kềm và cầm dũa thì không khéo léo chút nào cho nên trông chiếc nhẫn thật là thô kệch, xấu xí. Mặc dù vậy, ông cai xếp vẫn không cần nhằn gì mà ông còn ân cần chỉ bảo và ngày nào ông cũng phải sửa lại những gì tôi làm hư hỏng. Tôi thấy tôi cũng không ổn đối với nghề thợ bạc và tôi xin nghỉ việc, với lý do là tôi không được huấn luyện và rất áy náy khi làm hư vàng quá nhiều. Bỏ nghề làm vàng, tôi sang qua nghề dệt vải. Nói dệt vi cho oai chớ thật ra nhiệm
vụ của tôi là lấy một cái bàn lớn, rất thấp, có 4 bánh xe để ngay chỗ vải tuôn xuống từ một chiếc máy trên trần và tự động nó xếp qua lại, thành một xấp cao. Khi xấp vải đến ngang đầu, tôi phái lấy kéo cắt nhanh vải, rút nhanh chiếc bàn đẩy vải ra, và cũng phải thật nhanh, đẩy một cái bàn trống thay thếvào chỗ chiếc bàn cũ, để đón nhận vải từ trên tiếp tục rơi xuống và cứ thế mà làm. Vì không nhanh tay, tôi làm không kịp tốc độ của vải tuôn xuống cho nên ngày nào cũng như ngày nào, vải đổ tung tóe cả đống xuống sàn nhà.

Tính ra, gia đình tôi đã định cư tại Montréal cũng được hơn một tháng và trong 4 tuần tôi đã đổi 4 nghề. May thay, vào tuần thứ năm, ông Phó Giám đốc của hãng tàu đã cứu 40 anh em chúng tôi ở biển Nam Hải điện thoại hỏi tôi có muốn vào làm việc ở hãng tàu của ông là hãng Fednav không? Còn vui mừng nào hơn, tôi chấp nhận ngay và ngày hôm sau, tôi lên trình diện ở văn phòng chính của hãng ở Tour de la Bourse. Đồng thời, tôi cũng điện thoại lại hãng dệt (Dominion Textile, dường Décarie) để xin nghỉ việc. Ông chủ hãng, một người Gia Nã Đại gốc Hoa, rất tốt, bảo rất tiếc khi tôi không làm nữa mặc dù tôi biết tôi là một người thợ quá tệ. Chính ông Phó Giám đốc lái xe đưa tôi xuống bến tàu đường Notre Dame Est, nơi có đặt chi nhánh bốc dỡ hàng hóa của hãng, để giới thiệu tôi với vị Giám đốc chi nhánh này. Công việc của tôi là dùng cân điện tử, cân những chiếc cam nhông khi chưa có hàng hóa (xe không) và khi có đầy hàng hóa (đường, muối, than, phân bón hóa học, sắt, ciment...) để biết trọng lượng của món hàng và làm kết toán từng thứ hàng được đem vô kho hoặc đem ra khỏi kho
mỗi ngày. Công việc làm thật là nhàn hạ mà luơng hướng lại cao hơn lúc tôi còn làm ở hãng xưởng nhiều. Sau 6 năm làm việc cân xe, tôi được cất nhắc phụ trách lương bổng cho phu bến tàu, lúc đầu làm bằng máy đánh chữ và máy tính nhưng sau nhờ có máy vi tính cho nên công việc rất thảnh thơi, và nhẹ nhàng cho đến khi tôi hưu trí, năm 1999.

(Kỳ sau: Những tấm lòng vàng)

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ - TẠI SAO TÔI VƯỢT BIÊN - Phần chót

May 5, 2021
Những tấm lòng vàng
Lê Dinh

Những việc gì mình làm, dù lớn, dù nhỏ, đều có một hậu quả nào đó, xấu hay tốt, không sớm thì muộn, tùy theo hạt giống mình đã gieo, mà mình không bao giờ biết trước được. Khi vượt biên lần thứ nhất, mất hết của cải vì bị CS gạt, vượt biên lần thứ nhì, không tốn gì cả mà thành công, đến bến bờ tự do an toàn. Truớc khi CS vào, tôi không quen biết anh Nguyễn văn Sinh vì anh làm nghề đi biển ở vùng biển Gò Công như Vàm Láng, Tân Thành... Tôi, anh, hai nghề khác nhau. Tôi chỉ có quen với nhạc sĩ Hoàng Phương, nhà ở tại chợ Gò Công và qua Hoàng Phương, tôi biết anh Nguyễn văn Sinh và may thay, anh Nguyễn Văn Sinh lại là một người ưa thích văn nghệ, quý trọng nhạc sĩ và có cảm tình đặc biệt với tôi, người cùng quê với anh. Tôi không hiểu sao lúc đó, trong đầu anh Sinh có 3 cái tên mà anh định cho tháp tùng trong chuyến đi với anh là Lê Dinh, Nghiêm Phú Phi và Quốc Dũng. Tôi không tiện hỏi anh lúc đó và khi đến Canada, tôi cũng không hỏi để rồi vài năm sau anh lại trở về VN và "bị" ở luôn bên đó cho đến ngày nay . Nếu không là nhạc sĩ có chút tên tuổi, có lẽ tôi khôngđược làm quen với anh Nguyễn văn Sinh, cững như anh Nghiêm Phú Phi và Quốc Dũng, nếu không là nhạc sĩ, cũng không được anh Sinh cho vào danh sách vượt biên với anh. Lúc đầu, anh Nguyễn văn Sinh chỉ cho một mình tôi đi thôi, bảo tôi về Saigon, đợi khi nào anh cho người tới nhà liên lạc là lập tức trở về Gò Công để lên đường.

Nhưng vào ngày thứ hai 7-08-1978, trong lúc tôi đang cùng vài người bạn đang ngồi ở công viên con Rùa, gần nhà thờ Đức Bà, để nói chuyện trời trăng mây nước cho qua tháng ngày thì thằng con trai tôi đạp xe đạp ra bảo tôi về nhà gấp. Tôi biết là đã đến phút quan trọng, chết sống. Về nhà, vợ tôi nói anh Nguyễn văn Sinh đổi ý, bằng lòng cho đi cả gia đình 5 người và phải đi liển để có mặt tại Gò Công trước 6 giờ chiều. Nếu đi bằng xe đò thì phải đợi giờ giấc khá lâu, sợ trễ hẹn chúng tôi thuê một chiếc taxi đi ngay. Ở thời buổi này, một chiếc taxi chở 5 mạng, vừa người lớn vừa con nít, đi về miền biển là quá lộ liễu, là mục tiêu dòm ngó của công an, nhưng không còn có cách nào khác và cũng may mà anh tài xế taxi bằng lòng chạy cuốc xe này, có lẽ vì số tiền quá cao. Khi qua phà Mỹ Lợi đến phía bên Gò Công rồi, xe phải dừng ngay lại ở bót để công an kiểm soát (nơi mà tôi bị hớt tóc hơn 3 năm về trước). Tôi ngồi ở băng trên, cạnh tài xế, trống ngực đập loạn xà ngầu và mặt mày tái xanh chẳng khác gì vợ tôi cùng 3 đứa con ngồi ở băng sau. Một chú nhỏ công an, vai mang súng dài, tiến lại gần
chiếc taxi, hất hàm bảo tài xế:

- Cho xem giấy tờ.

Anh tài xế mở hộc xe, lấy tất cả giấy tờ xe dưa cho chú nhỏ, Lật qua lật lại, chú nhỏ xem tới xem Ìui rồi trả lại cho tài xế. Chúng tôi thở phào, nhẹ nhõm. Đi vòng qua phía đầu xe, đến bên cửa xe, chú nhỏ hỏi:

- Ông đi đâu đây?

Đã sắp đặt sẵn câu trả lời từ trước, tôi vội vàng đáp ngay:

- Dạ thưa, đi về Gò Công vì bà nội tôi mới mất. Sợ đi xe đò lâu lắc, trễ nãi, chúng tôi bao chuyến xe này về cho kịp nhìn thấy mặt bà nội lần cuối.

Chú nhỏ nhìn vô xe, đưa mắt quan sát băng sau rồi vẫy tay ra lệnh cho xe chạy. Thật hú hồn. Có một điều huyền bí gì đó mới khiến cho chú nhỏ công an để cho chúng tôi đi dễ dàng như vậy. Xe chạy được một đoạn đường khá dài, chúng tôi mới lấy lại được bình tĩnh. Anh tài xế, giờ đây mới chợt nghĩ ra, chắc chắn 100% là chúng tôi là những người có ý định
vượt biên, nhất quyết không chịu đưa chúng tôi vào thành phố mà bỏ chúng tôi xuống cách trung tâm thành phố một cây số. Anh sợ khi vào thành phố sẽ gặp rắc rối nữa. Thôi thì cũng được, dù sao anh Sinh bảo 6 giờ chiều mới bắt đầu đi ra biển. Xuống xe, chúng tôi chia làm hai nhóm, tôi và đứa con trai, vợ tôi và hai đứa con gái, nhóm trước, nhóm sau đi bộ về phía nhà chúng tôi, ở bên kia đốc cầu Long Chánh, để đợi chờ người dẫn đường đến dưa đi. Chỉ nói được vài lời vĩnh biệt ba má và các em của tôi, chúng tôi phải lên đường, vì người dẫn đường, cũng là một người vượt biên trong nhóm, đã đến hơi sớm. Chia ra làm ba tốp, anh dẫn đường đi trước xa xa, rồi phía sau, cách khoảng 3 trăm thước là tôi và đứa con trai, rồi sau cùng, cũng ở xa xa, là vợ tôi và hai đứa con gái. Ăn mặc cải trang lam lũ như người địa phương, đi bộ ròng rã 14 cây số, chúng tôi đến bãi biển Tân Thành (Gò Công) thì đã 12
giờ khuya. Trong lúc di chuyển, chúng tôi không dám nhìn nhau, coi như không quen biết nhau, và không dám nhìn ai, thấy ai đi ngược chiều về phía mình cũng sợ sệt, nghe một tiếng chó sữa cũng giật mình. Nhất là khi gần đến nơi, đi trên con đê nhỏ hẹp, trời tối đen, vợ tôi và mấy đứa nhỏ té lên té xuống nhiều lần. Ngồi đợi chờ trong nhà của anh dẫn đường một lát, chúng tôi lần lượt ra bãi biển, lên ghe đánh cá Hồng Vân cùng với những tốp khác để rồi trực chỉ về hướng Đông, như tôi dã trình bày trong bài trước.

Anh Nguyễn văn Sinh có gia đình và 7 người con nhưng anh nhất quyết đi một mình cùng 39 người khác trong đó có gia đình chúng tôi, một số đông thanh niên và 3 trẻ em. Lý do mà anh không đưa gia đình anh càng đi, sau này tôi mới biết ra, là anh có dự tính sẽ trở về. Mà anh trở về thật, sau khi ở đủ 3 năm tại Canada để có quốc tịch và lên đường trở về để gia nhập lực lượng kháng chiến cùng với 4 thanh niên khác trong nhóm vượt biên để rồi tất cả bị CS bắt, riêng anh Sinh bị đánh đập dã man và 7 năm sau, khi được thả ra, anh chỉ còn thân tàn ma dại, đi không dược, mắt mà và hiện còn ở trong nước.

Nhắc lại, như chúng tôi đã thuật trong bài trước, khi chiếc Hồng Vân ra khơi, cách Gò Công khoảng 200 km thì gặp một trận gió mùa kinh khủng. Ghe thủng lỗ, gạo nước không còn, phải luân phiên tát nước mới giữ cho ghe khỏi chìm. Trong đêm, chúng tôi đã thấy có tới 8 chiếc tàu lớn chạy ngang qua, và mặc dù làm đủ mọi cách để kêu cứu, nhưng 8 chiếc tàu này vẫn thản nhiên thẳng đường di của họ,không màng gì tới 40 nhân mạng sắp làm môi cho cá mập. May thay, chiếc thứ 9 - lúc đó vào khoảng 8 giờ sáng ngày Chủ nhật 13 tháng 8 năm 1978 - đáp lời cầu cứu của chúng tôi và từ từ hãm máy lại.
Chiếc tàu này sơn màu đỏ, ống khói đen, mấy thanh niên nói đó là tàu Trung Cộng, tôi bảo Trung Cộng hay Liên Sô cũng được, miễn không là Việt Cộng thì thôi. Chiếc tàu đánh một vòng xung quanh ghe của chúng tôi, và khi đến gần, nhìn kỹ, chúng tôi mới thấy bên hông tàu có hai chữ Avon Forest, ống khói sơn mầu đen có hình chữ F (Federal) và hình lá phong đỏ. Thuyền trưởng, ông Rodrigue Mac Dougall, nngười Anh, như một ông Phật sống với hai gò má đỏ hồng và nhất là hai vành tai to như tai Phật. Nếu mà thuyền trưởng R. MacDougall không dừng lại cứu chúng tôi thì giờ đây, không có bài này để kể lại với quý độc giả và nhất là dân số Canada sẽ giảm đi ít nhất là 100 người (thanh niên lúc đi còn độc thân nay đã có gia đình, con cái, tổng số trên dưới 100 người). Tất cả thủy thủ đoàn 32 người đều rất tử tế với chúng tôi, cho chúng tôi áo quần để thay (áo quần cũ mặc trong người khi lên tàu lớn đều bị cởi bỏ, quăng xuống biển), cung cấp thức ăn thức uống cho chúng tôi trong suốt 10 ngày
sống trên tàn cùng với thủy thủ, từ ngoài khơi Gò Công qua đến Cao Hùng, nam Đài Loan. Lương thực trên tàu, chỉ dự trù cho thủy thủ đoàn 32 người, khi có chúng tôi, phải thêm 40 miệng ăn, tất cả là 72 người nên bị thiếu và thuyền trưởng phái gởi Télex cho đại diện của hãng Fednav ở Hong Kong để tiếp tế gạo và đồ hộp bằng trực thăng cho tàu Avon Forest,

Sau khi hết làm việc cho hãng Avon Forest, ông R. MacDougall về Anh quốc, làm thuyền trưởng cho một chiếc phà trên sông Thames và qua đời năm 2002 vì bệnh phối, huởng thọ 69 tuổi.

Thời gian 47 ngày ở đảo Peng Hu, Đài Loan, đối với chúng tôi, từ 23-8-1978 đến 9-10-1978, được xem như là thời gian đi nghỉ mát ở dảo. Bởi cuối năm 1978, chưa có việc đi bán chính thức (trả tiền cho CS để vượt biên), ở trại Peng Hu số người tị nạn chưa tới 700, cho nên sự đối đãi với ngưồi tỵ nạn của ban Giám đốc trại như đối với du khách. Sáng ngủ dậy đã có bữa ăn sáng dọn sẵn ở phòng ăn, ai thức dậy lúc nào đến ăn lúc đó, không cần có giờ giấc. Bữa ăn sáng thường là hai trứng luộc, một chén cháo ăn với khô khìa và một ly sữa đậu nành. Còn ăn trưa, ăn chiều là những bữa cơm có thịt cá, đồ xào, đồ mặn, canh súp đầy đủ. Mỗi tháng, mỗi người còn được lãnh 200 NT để chỉ xài lặt vặt như mua tem gửi thư, đi xi nê, mua bánh trái v.v... Ai thích đi chơi thì đi Mã Kung, một đảo kế cận, phương tiện di chuyển bằng tàu. Đó là một thành phố khá lớn có đẩy đủ những thứ giải trí như ca nhạc, xi nê và nhất là những nhà hàng Tàu ngon hơn ở Peng Hu. Chưa hết, mỗi người còn được cấp cho 1 bộ đồ (quần dài và áo sơ mi) và một đôi giày, đo may theo người. Trưởng trại, ông Huỳnh Cẩn Du - người Trung Hoa nhưng nói tiếng Việt rất rành mà người tị nạn trong trại thường gọi một cách thân mật là bác Hoàng là một người thật hiền từ và rất tốt đối với người tị nạn, dù là Hoa hay Việt. Sau khi định cư ở Montréal, chúng tôi có liên lạc với bác Hoàng trong nhiều năm, nhưng sau đó, thư gửi đi mà không có hồi âm, tôi nghĩ là ông đã qua đời vì khi chúng tôi còn ở Peng Hu, bác Hoàng cũng đã hơn 60 tuổi rồi.

Đặt chân lên thành phố Montréal, nếu không gặp ân nhân, chỉ có sự giúp đỡ của chính phủ, của sở Di trú thôi, là một sự thiệt thòi. Chúng tôi muốn nói đến ân nhân cửa những người tị nạn VN trong thời gian đó : Đó là bà Lucienne Leduc. Bà Leduc là một bà sơ, làm việc tại Centre d' Aide auxImmigrants, văn phòng ở đường Maisonneuve Ouest, Tuy tên gọi là vậy, nhưng cảm tình của bà Leduc đặc biệt nghiêng về người tị nạn Việt Nam hơn. Ngày 27-10-1978, chúng tôi đến Montréal, 3 hôm sau, chúng tôi được sở Di Trú giới thiệu lên văn phòng bà Leduc để bà chỉ dẫn nếp sống ở Canada, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, rồi đi mua quần áo ấm, đo và mua mắt kính... và điều cầm động nhất là bà tặng cho gia đình chúng tôi một cái "soong" để nấu ăn, sáng bóng, rất dày và nặng, thật tốt mà cho đến giờ này, 27 năm qua rồi, vợ tôi vẫn còn giữ và còn dùng cái "soong" này, coi như một kỷ vật của bà Leduc vì bà đã qua đời. Tôi còn nhớ một kỷ niệm với bà Leduc là sau ngày lên văn phòng bà, hôm sau bà lái xe đến Hôtel Lasalle - nơi cư ngụ tạm của chúng tôi vài ngày đầu - để dưa tôi đi tìm nhà thuê. Khi ra xe bà bảo tôi ngồi vào tay lái. Ngặt nỗi, đã gần 4 năm không lái xe (vì còn xe đâu mà lái), tôi ngồi đại vào tay lái để theo lời chỉ dẫn của bà Leduc, đi tìm nhà thuê, sau khi bà đã ghi ra mộtmảnh giấy nhỏ, từ trong báo, những nơi có nhà cho thuê. Vừa lên chiếc xe Wolkswagen Jetta, tôi nhấnga và vì không quen với số tự động cho nên xe chỗm lên và tôi bèn thắng lại, nhưng chỉ đạp nhẹ thôi mà chiếc xe dừng lại thật gấp bởi thắng quá ăn. Nhưng rồi tôi cùng bà Leduc cũng đi dược đến nơi đếnchốn. Khi vào gặp một bà chủ nhà, nghe hai người nói với nhau điều kiện thuê nhà, có lẽ bà Leduc thấy không thích hợp nên ra về. Tôi mới hỏi bà Ledue vậy chứ khi nấy, bà chủ nhà đó nói với bà bang tiếng gì vậy, bà Leduc bảo là.. . tiếng Pháp. Tôi ngạc nhiên và bà mới giải thích là người Québec họ nói tiếng Pháp nhưng hơi lạ tai đối với người ngoại quốc đã biết tiếng Pháp cửa Pháp. Còn tôi, mãi hai ba năm sau, tôi mới quen được với lối phát âm tiếng Pháp cửa người Québecois. Riêng bà Leduc khinói chuyện với người Việt, bà dùng tiếng Pháp Paris mặc dù bà là người Québecois chính gốc. Thời gian sau đó, bà Leduc còn giới thiệu cho chúng tôi những người bạn thân thiết của bà như ông bà Bruno Houle, ông bà Claude Blin (người Pháp), ông bà Léo Désilets... (và chúng tôi cũng có ông bà Trần Hữu Gia là ân nhân) để chúng tôi có thêm bạn và sự giao hảo giữa chúng tôi với bà Leduc cũng như với những ân nhân mới này rất là thắm thiết. Tôi giúp bà Leduc tổ chức những chương trình vănnghệ cho người tị nạn VN, hoặc những buối cắm trại chung với người di cư của những quốc gia khác,những buổi mạn đàm tìm hiểu phong tục VN, rất bổ ích hổ tương.

Khi đặt chân lên vùng đất hứa, trong người chúng tôi chỉ có một bộ đồ do trại Peng Hu đặt may cho khi còn ở đảo, ngoài ra không có một tài sản nhỏ nhoi nào, nhưng sao chúng tôi không cảm thấy thiếu thốn, vì dường như có tự do là chúng tôi có tất cả. Chúng tôi thấy lòng hân hoan, phơi phới yêu đời, ra đường, gặp người địa phương, thấy ai cũng tươi cười, cũng muốn làm quen, gật đầu chào hỏi thân thiện. (Nghĩ lại lúc còn ở VN, ra đường gặp người quen, cứ lờ lờ cúi mặt đi, không dám nhìn ai).

Chúng tôi đến Montréal ngày 23-10-1978, hai tháng sau, ngày 24-12-1978, hãng tàu cứu vớt chiếc HồngVân đã tổ chức riêng cho 40 người chúng tôi một tiệc Giáng sinh tại nhà hàng Văn Hoa, đường Ontario (Montréa) để mừng chúng tôi đến được Canada. Trong bữa tiệc này, mỗi người được hãng tàu tặng một tờ giấy bạc 100 dollars mới nguyên. Rồi khi được ông Jimmy S. Murray, Phó Giám đốc hang Fednav, nhận tôi vào làm việc, chúng tôi mới bắt đầu làm lại cuộc đời từ con số không, năm 44 tuổi.
Ông Murray cũng tìm việc làm cho anh Nguyễn văn Sinh và cho 2 thanh niên trong nhóm ở hãng tàu bạn của ông, công ty Canada Steam Shiplines của ông Paul Martin (lúc đó chưa là Thủ tướng) và những công việc bán thời gian cho một số đông anh em trong nhóm như sơn tàu, giữ kho hàng ở những thành phố khác, mỗi khi có tàu của hãng về bến. Được sự nâng đỡ của ông Murray, trong 21 năm làm việc cho hãng Fednav, gia đình chúng tôi đã tái tạo lại những gì đã mất, từ cái nhà, chiếc xe cho đến việc học hành của con cái... đầu óc không còn bận bịu vì những thứ vặt vạnh, cơm áo như khi còn ở bên nhà và nhất là không còn sợ hãi loài sói lang rừng rú, không dám ăn, (nuôi gà không dám làm thịt, còn nếu có ăn thì phải giấu lông) không dám nói điều mình nghĩ, không dám nghĩ điểu gì khác ngoài cái mà CS nhét vào đâu mình, muốn thờ phượng ai thì thờ, muốn theo tôn giáo nào thì theo, Không biết ai thế nào, chứ tôi thì tôi sợ nhất là mảnh vải đỏ chói chang và ngôi sao vàng, Bà con thân nhân
bên nhà hỏi sao 27 năm nay rồi tôi không về VN, tôi nói là tôi sợ cờ đỏ sao vàng lắm. Bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất, thế nào cũng phải thấy lá cờ đỏ sao vàng, thế nào cũng phải nghe tiếng phần phật của nó trên đầu trụ cờ, làm sao chịu nỗi. Họ đã áp đặt một chính thể mà hết 99.75% người dân không chấp nhận, thôi thì sống làm công dân đất khách, chết làm ma xứ người nhưng mà là con ma...tự đo, đi đâu khỏi xin phép di chuyển, đến đâu khỏi cần khai di trú, nhà mình, mình ở không phải "hộ khẩu, sản khẩu" gì cả,

Những vị ân nhân có tấm lòng vàng kể trên, ngoài anh Nguyễn văn Sinh, từ ông thuyền trưởng Rodrigue MacDougall đến ông Huỳnh Cẩn Du, từ bà Lucienne Ledue tới ông Jimmy S. Murray, họ không phải là người cùng giòng máu, không phải người cùng mầu da với mình, họ là người Anh, ngườiTrung Hoa, người Gia Nã Đại, tại sao họ thương mình như vậy? Còn đồng chủng của mình sao lại không thương người cùng màu da, cùng máu mủ? Người Việt không thương người Việt, tại sao? Con thú còn biết thương yêu đồng loại của nó mà, vậy "Loài người đạo thảo không rành, Sánh loài cầm thú khác mình bao nhiêu?". Họ cũng không phải là người, tuy hình dáng con người, nói tiếng người nhưng lòng dạ của họ là lòng dạ của loài ma vương, quỷ dữ cho nên mới hành hạ, đầy đọa đồng bào như Vậy.
Tôi không thể nói "Đồng hồ Liên Sô tốt hơn đông hồ Thụy Sĩ, Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ" cho nên tôi phải ra đi, tôi phẩi vượt biên để cho tôi và gia đình tôi còn có những ngày đáng sống,cho con cái tôi có tương lai, có sự suy nghĩ riêng của chúng, không phải nói theo sự suy nghĩ của người khác và cho riêng chúng tôi, những ngày còn lại, một sự thanh thản ở tâm hồn, một sự thoải mái trong đời sống và nhất là có tự do thật sự, hai chữ "tự do" vô vàn quý giá, đã suýt đổi lấy bằng sinh mạng của cả gia đình chúng tôi 27 năm về trước.

Lê Dinh

(Tháng 11 năm 2005]



Already 33 years - Le Thi Yen Thu

May 4, 2021
If someone were to ask what I remember the most about my life, I would answer without thinking that it would be the moment I set foot in Canada
As a result of the fall of Saigon in April 1975, like the more than two million people who left Vietnam, my family fled our homeland with 35 others people from Go Cong, a small province in southeastern Vietnam, in a small fishing boat 39 feet long by 8 feet wide.
After two days at sea, our boat sprung a huge hole in its bottom due to violent monsoons and water began to seep into the boat. For six days, many boats passed us, but despite our calls for help, not one stopped. I do not know why I was still alive after days without eating or drinking, and above all, through great trials like a storm, cold, and the dark sea . . . perhaps it was because of the hope to breathe the breath of freedom in a strange country.

I remember vividly the morning of August 13, 1978, the day our group was rescued by the Avon Forest, a vessel that  belonged  to  Federal  Commerce & Navigation, a Canadian shipping company. There was no word to describe or express our happiness when we saw the red ship that appeared on the horizon. We thought that like the other vessels we had seen, it would pass us without stopping, but to our surprise and joy, we saw that it was slowing down when our distress signs (the letters SOS written with oil engine on white shirts) became visible to its crew. Finally, the ship was alongside our boat and the crew helped us embark. I was bedridden on the boat for a week because I was too weak to walk, but gradually, with the
help of the friendly crew, I was able to regain enough strength to leave the ship and go with the others to a refugee camp in Peng Hu (Taiwan).

We lived three months in camp with 800 other refugees and were well-treated by the government of Taiwan. After almost two months, we left for Hong Kong to complete the necessary paperwork and finally, to emigrate to Canada, October 28, 1978.

A new life began for my family, and for the other 35 passengers. When I was in Vietnam, l dreamt of experiencing the four seasons of the year like  I had seen in the movies. This dream became a reality- spring, summer, autumn, and winter-what beautiful seasons!

Thereafter, I began learning French and worked on weekends. I remember working at Fednav during summer, with Neil Bonnema and Mr. Eddie in the mailroom. My goal was to raise money to be able  to  continue my college and university studies in Computer Science. Like other immigrants, we were in a Western industrialized society, but one which was above all, fair and just. We were faced with extremely difficult psychological, social, cultural, political, and economical difficulties, for which we were unprepared. And yet, despite of it, we managed lo overcome our troubles, thanks to the generosity of Canadians­ churches, sponsoring groups, and families who helped us to adapt to this new environment and to a balance that suited us.

Arriving in  Montreal, my father, Le Dinh, began working at Fednav as a weigher of trucks and goods and  then as timekeeper for 21 years. He has since retired. My mother worked at a textile company for ten years, but had lo stop for health reasons.

After several job changes, I now work at Lantic Sugar and work as an Application Support Analyst. My brother works al Logistec, a stevedoring and terminals company located in Port of Montreal, while my sister works at ICAO (International Civil Aviation Organization). The other people in our group live a comfortable life and most have succeeded very well, owning clothing companies, garages, and restaurants, and some are excellent technicians in aerospace companies. The youngest of the refugees rescued by the Avon Forest is Nguyen Van Huyen, then aged 14, is now married and has a 14-year-old daughter. He owns an apartment building and Go Cong (the name of his home province), a Vietnamese restaurant on Belanger Street East in Montreal.

Had my parents not  chosen  to leave Communism  to  seek  exile  elsewhere, I wonder how my family would have survived in a country that has no freedom. Would I have been among the women sold in  the Middle Kingdom  as part of a prostitution ring? Would I have been involved in a forced marriage? Would my brother have been obliged to do combat in the Cambodian battlefields? And what if our boat had not come by the Avon Forest? Without the kind ness and generosity of the ship's captain, Mr. Roddy MacDougall, in particular, it is likely that all of us would have been found at the bottom of the ocean!

Today I am a wife and mother of a family of two children, my elder daughter is in the third year of Occupational Therapy at the Montreal University while my younger son is 14 and in Secondary 3. We have rebuilt our lives in a serene way and we remain aware of the generosity of the people here. I am taking this article to finally express our gratitude to our new home: Canada, the country that welcomed us with open arms for 33 years.

Yen Thu Le - 2011


DÉJÀ 33 ANS - Le Thi Yen Thu

May 3, 2021

Si quelqu’un me demande quel souvenir je garde le plus dans ma vie, je pourrais leur répondre sans réfléchir que ce serait le moment où j’ai mis pied au Canada. 

À la suite de la chute de Saigon en Avril 1975, comme plus de deux millions de personnes qui ont quitté  le Vietnam, ma famille a fuit notre terre natale avec les 35 autres concitoyens de Go Cong, une petite province située au Sud-Est du Vietnam, au long d’un petit bateau de pêche de 39 pieds de long et 8 pieds de large. 

Après 2 jours en mer, notre bateau avait un énorme trou au fond à cause des violentes moussons. L’eau commençait à s’infiltrer dans le bateau. Pendant 6 jours, il y avait beaucoup de bateaux qui passent, mais malgré nos appels de détresse, ces paquebots ne s’arrêtaient pas. Je ne savais pas pourquoi j’étais encore vivante après des jours sans manger, sans boire et surtout, de traverser de grandes épreuves comme la tempête, le froid et l’obscurité en mer…Peut être que c’était à cause de l’espoir de respirer le vent de la liberté dans un pays inconnu. Je me souviens très bien le matin de la journée du 13 Août 1978, la journée que notre groupe a été rescapé par le bateau  AVON FOREST appartenant à la compagnie maritime « Federation Commerce & Navigation ». Il n’y avait pas de mot pour décrire ou exprimer notre joie et le bonheur lorsque nous avions  vu ce bateau rouge qui apparaissait à l’horizon. Nous pensions que comme les autres bateaux, il nous avait vu et pourtant  sans s’arrêter, mais à notre grande surprise, nous voyions qu’il  ralentissait en apercevant nos signes de détresse avec les lettres SOS écrites avec de l’huile de moteur sur des chemises blanches. Finalement, le bateau était à côté de notre bateau et l’équipage commençait à nous faire monter à bord. J’étais clouée au lit sur le bateau pendant une semaine, car j’étais trop faible pour marcher et petit à petit, grâce à l’aide des gentils membres de l’équipage, j’ai pu  reprendre de la force pour quitter le bateau et me rendre avec les autres pour aller dans un camp de réfugiés à Peng Hu (Taiwan).
Nous avions vécu 3 mois au camp avec 800 autres réfugiés. Ici, nous étions très bien traités par le gouvernement de Taiwan et après presque 2 mois, nous sommes partis pour Hong Kong pour compléter les papiers nécessaires et finalement, aller émigrer au Canada, le 28 Octobre 1978.

Une nouvelle vie commençait pour ma famille, ainsi que pour les 35 autres personnes. Quand j’étais au Vietnam, ce que je rêvais c’était de vivre les 4 saisons de l’année, car je ne les voyais que seulement dans les films et maintenant ce rêve s’est réalisé. Le printemps, l’été, l’automne et l’hiver. Quelles belles saisons ! 

Année après année, je commençais à apprendre le français et à travailler les fins de semaine. Je me souviens avoir aussi travaillé chez FedNav en été, au département de courrier (avec Neil Bonnema et Monsieur Eddie) pour pouvoir ramasser de l’argent pour poursuive mes études au collège et à l’Université en Informatique. Comme les autres immigrants, nous étions plongés dans une société occidentale industrialisée, mais surtout juste et équitable. Nous étions aux prises avec d’extrêmes difficultés psychologiques, sociales, culturelles, politiques et économiques, auxquelles nous étions peu préparés. Mais malgré toutes ces difficultés, nous avions réussi à les surmonter grâce à la générosité des Canadiens : des églises, des groupes de parrainage et des familles qui nous avaient aidés à s’adapter à ce nouvel environnement et de nous trouver un juste équilibre.
En arrivant à Montréal, mon père, Le Dinh a commencé à travailler chez FEDNAV comme peseur des camions et des marchandises et ensuite comme « time-keeper » pendant 21 ans et maintenant, il est déjà à sa retraite. Ma mère travaillait dans une compagnie de textile pendant une dizaine d’années. Ensuite, elle a cessé de travailler à cause des problèmes de santé.

Après plusieurs changements d’emplois, je me trouve maintenant chez Sucre Lantic et travaille comme « Analyste Support Aux Applications ». Mon frère, quant à lui, travaille chez Logistec, une entreprise dans la manutention et la gestion de terminaux, située au port de Montréal et ma sœur qui a un emploi à O.A.C.I. (Organisation de l’Aviation Civile Internationale). Les 35 autres personnes de notre groupe mènent une vie très aisée et la plupart a très bien réussi dont certain d’entr’ eux sont maintenant propriétaires des compagnies de confection des vêtements, des garages, des restaurants et quelques uns sont de bons techniciens dans les compagnies aérospatiales.

Si mes parents n’ont pas décidé de quitter le Communisme pour chercher l’exile ailleurs, je me demande comment ma famille pourrait survivre dans un pays qui n’a aucune liberté. Peut-être serais-je parmi les femmes vendues dans l’Empire du milieu pour faire partie d’un réseau de prostitution comme des travailleuses illégales ou encore être forcée de me marier à des Chinois ou à des Coréens... Et mon frère serait-il en plein combat dans les champs de bataille au Cambodge ? Et si  notre bateau n’avait pas croisé le bateau AVON FOREST ? Surtout sans la gentillesse et la générosité du capitaine du bateau,  M. Rodrigue MacDougall, il est fort probable que nous serions toutes et tous retrouvés au fond de l’abîme de l’océan…
Aujourd’hui, je suis une épouse et mère d’une famille de 2 enfants, ma fille aînée est en 3è année en Ergothérapie à l’Université de Montréal et mon plus jeune de 14 ans est en 3ième secondaire. Nous avons rebâti notre vie de manière sereine, et nous sommes restés conscients de la générosité des gens d’ici à notre égard. Finalement je profite de cet article pour exprimer notre gratitude à notre nouvelle patrie : le Canada, le pays qui nous a accueillis à bras ouvert depuis 33 ans.


Lê thị Yến Thu - 2011







THEO THỜI GIAN TRÔI - Kỷ Niệm 50 năm viết nhạc - Lê Dinh

May 3, 2021
hạc phẩm đầu tay của tôi, do nhà Xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ấn hành, ra đời ngày 18 tháng 7 năm 1956, năm tôi 22 tuổi: đó là bài Làng Anh Làng Em. Thấm thoát đã đúng 50 năm tôi cầm bút và cầm đàn. Có nhiều bạn đọc, sau khi xem Thúy Nga Paris By Night số 70,thắc mắc về số tuổi của tôi, cắc cớ hỏi tôi vậy chớ anh (tức là tôi) có khai thêm tuổi không? Xin trả lời, tôi sinh năm Giáp Tuất và năm nay là năm Bính Tuất, 6 lần 12 con Giáp đã đi qua với tuổi của tôi rồi. Nếu nói về năm Dương lịch thì tôi sinh năm 1934, và bước qua 2006, tới ngày 8 tháng 9 này là đã 72 lần mùa Xuân qua đời tôi. Và tiện đây, nhân ngày tư ngày Tết, tôi cũng có vài điều muốn nói với quý thân hữu và những người đã mến mộ nhạc Lê Dinh từ nửa thế kỷ nay, và cũng để giải đáp thắc mắc của một số độc giả muốn tìm hiểu đôi điều bốn chuyện về chúng tôi, những chuyện từ trước đến nay chưa có ai nói tới.

Trước nhất là về cái tên. Cách nay 7 năm, nhân dịp tham dự một buổi họp mặt do một nhà thơ thân hữu ở Montréal tổ chức đón tiếp thi sĩ Hà Huyền Chi từ Lacey (WA) qua thăm bạn bè ở Montréal, có một ông khách hỏi sao tôi lấy tên Lê Dinh? Tôi trả lời rằng tên trong khai sinh của tôi là Lê văn Dinh, chữ Lê Dinh lấy từ đó ra, chỉ bỏ bớt chữ «văn» cho đỡ luộm thuộm mà thôi. Ông bạn này mỉm cười khó hiểu và thú thật cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu ý nghĩa cái mỉm cười của ông khách lạ này. Có lẽ theo ông, tên tôi không lấy gì làm văn hoa cho lắm, không biết có phải vậy không? Nói về cái tên trong giới nhạc sĩ, phần đông lấy tên thật của mình làm tên riêng, có khi giữ nguyên, có khi bỏ bớt chữ giữa, có khi bỏ bớt chữ đầu hoặc chữ cuối. Cũng có những nhạc sĩ lấy những tên lạ hoắc, không ăn nhập gì tới cái tên trong khai sinh, nhưng có một ý nghĩa riêng tư nào đó, rất quý đối với họ. Tôi cũng thường hay nói với bạn bè trong giới sáng tác rằng tôi sinh ra ở làng Vĩnh Hựu của tỉnh Gò Công năm xưa (Bây giờ Gò Công không còn là tỉnh nữa) cho nên dù có muốn - cũng nhưnhiều nghệ sĩ khác, lấy tên nơi chôn nhau cắt rún của mình - tôi cũng không thể lấy được biệt danh Lê Vĩnh Hựu, vừa khó đọc, vừa khó nhớ. Những làng kế cận làng Vĩnh Hựu của tôi cũng đều bắt đầu bằng chữ Vĩnh, như Vĩnh Trị, Vĩnh Viễn, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thạnh... nếu tôi sinh ra ở Vĩnh Trị, tôi có thể lấy tên Lê Vĩnh Trị chẳng hạn, để ghi nhớ quê hương của mình như các nhà văn Hà Kỳ Lam, Trà Lũ... ghép hay lấy tên nơi sinh trưởng để làm biệt danh của mình, vì dù sao Lê Vĩnh Trị còn nghe được hơn là Lê Vĩnh Hựu (người bình dân miền Nam sẽ đọc là Lê Dĩnh Hụ). Người bạn lâu năm của chúng tôi là nhạc sĩ Minh Kỳ, tên thật là Vĩnh Mỹ, người hoàng phái, đã qua đời từ 31 năm nay, cho nên tôi rất lấy làm tiếc vì cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu do đâu anh lấy tên Minh Kỳ để rồi không bao giờ còn hỏi được nữa. Còn nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, rồi sửa «trại» ra là «Anh Bằng», nghe đâu anh cũng lấy tên từ một con sông hay một cái làng nào ở miền Bắc, nơi sinh trưởng của anh. Ngày xưa, tôi và Minh Kỳ thường hay nói giỡn chơi với Anh Bằng rằng không ai khôn bằng anh, lấy biệt danh Anh Bằng thì già trẻ bé lớn gì cũng phải gọi anh bằng «anh» hết. Nhất là phái nữ, khi nói chuyện với Anh Bằng thì thế nào cũng bắt đầu bằng tiếng «anh» ngọt xớt: Anh Bằng ơi... Nhạc sĩ sáng tác có tên bắt đầu bằng «Anh» khá nhiều như Anh Việt, Anh Thy, Anh Huy, Anh Hoa, Anh Sơn, Anh Việt Thu, Anh Việt Thanh v.v... nhưng chưa thấy nhạc sĩ nào cả gan lấy tên bắt đầu bằng chữ «Ông» cả.

Nhắc đến Minh Kỳ, trước khi thành lập nhóm Lê Minh Bằng, Minh Kỳ và tôi thường hay sáng tác chung. Anh có biệt tài viết nhạc rất nhanh, nhưng nhanh mà hay chứ không phải nhanh mà dở. Chẳng hạn như trường hợp bài «Cánh thiệp đầu Xuân». Một buổi trưa vào khoảng tháng 11 năm 1963 (Quí Mão), gần đến Tết GiápThìn,anh đến nhà tôi ở cư xá Chu Mạnh Trinh (Phú Nhuận) bằng chiếc Lambretta trắng của anh. Nghe tiếng Lambretta quen thuộc từ xa là tôi biết anh Minh Kỳ đến. Đưa cho tôi bản nháp một bài nhạc chưa có tên, anh bảo tôi xem lại và viết lời gấp để kịp cho trình bày trong dịp Xuân, ngày mai phải có tựa bài và lời ca cho anh. Biết tính ý nóng nảy và gấp rút của anh, tôi nhận bản thảo anh đưa và báo hại đêm đó, tôi phải thức đến quá nửa khuya mới hoàn tất bài «Cánh thiệp đầu Xuân» mà sau này và cho mãi đến bây giờ, mỗi dịp Xuân về, quý độc giả thường nghe nhiều ca sĩ trình bày qua làn sóng phát thanh cũng như ở những buổi nhạc hội mừng Xuân:

  
  Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng
  Xuân đến rồi đây nào ai biết không
  Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
  Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang...
  

Hôm sau,Minh Kỳ đến xem bản nhạc đã hoàn tất và chúng tôi ngồi lại hát thử, anh bảo rằng chắc chắn bài này sẽ «ăn». Chữ «ăn» đây là ăn khách, có nghĩa là sẽ được nhiều người ưa thích và như vậy sẽ tái bản nhanh. Mà quả thật vậy, khi bài hát này được trình bày vài lần trên đài phát thanh, anh Lê Mộng Bảo, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam liền tìm chúng tôi để hỏi mua bản quyền xuất bản vĩnh viễn và liên tiếp rất nhiều năm sau nữa, bản nhạc này được tái bản nhiều lần.

Nhưng chưa hết, sau khi lấy bài nhạc «Cánh thiệp đầu Xuân» và trước khi ra về, Minh Kỳ còn trao cho tôi một bài khác, cũng nhạc không thôi, chưa có lời, chưa có tựa và nhịp điệu rộn rã, có vẻ Xuân, bảo tôi làm tiếp lời thêm một bài nữa cũng về... Xuân.Cầm bản nháp trong tay, sau khi Minh Kỳ ra về rồi, tôi mới nghĩ thật khó mà viết lời cho hai bản nhạc cùng đề tài Xuân mà không giống nhau. Cũng lại phải nửa đêm thức trắng để tìm cách viết lời ca sao cho khác đi, và vài ngày sau, một bài về Xuân thứ hai ra đời, có cái tựa «Hạnh phúc đầu Xuân» như sau :
 

   Thắm thoát là đây, một mùa Xuân mới với ngàn cánh mai vàng
   Nụ cười trên môi, trên làn má ai đón Xuân tươi vừa sang
   Biết chúc chi đây, khi làn gió Xuân về, 
   Giấy trắng ghi lại đôi giòng nhạc tâm tư, l
   Làm thơ trao duyên, gửi người đôi câu chúc nhau «hạnh phúc đầu Xuân».
 
   Xuân nay tôi chúc, người miền biên cương…
 

  Nhạc phẩm này sau đó cũng do nhà Xuất bản Tinh Hoa Miền Nam mua đứt bản quyền xuất bản.

Về nguồn gốc của ca khúc «Thương đời hoa», tôi viết năm 1960, khi biết tin qua báo chí, một nữ sinh Gia Long tên Lan, bị bà vợ của người yêu đánh ghen và tạt nước cường toan vào mặt, hủy hoại nét mỹ miều trên gương mặt của một cô nữ sinh xinh đẹp. Tin này gây xúc động cho mọi người, không những chỉ nam giới mà cho cả nữ giới. Nếu tôi là đàn bà, khi nổi máu Hoạn Thư, tôi tạt «acide» vào mặt ông chồng tôi, chứ không nở phá hủy một nụ hoa hàm tiếu như thế. Với tâm hồn đa cảm của một nhạc sĩ ở lứa tuổi 25, tôi không thể không cảm xúc được cho nên viết đôi dòng nhạc thương cảm để tặng người con gái xấu số chưa hề quen biết này:

   Buồn viết nên bài ca
   Vì nhớ thương đời hoa
   Mặn mà thay lúc đầu, dịu dàng khoe sắc màu, nhìn dòng đời vui biết bao.
   Ngày ấy nay còn đâu
   Vì xác hoa tàn mau
   Ngại ngùng hoa biếng cười, vì đời hoa úa rồi mà thời gian lạnh lùng trôi…
   

  Có nhiều độc giả cũng như thân hữu hỏi tôi tại sao tôi viết bài «Nếu mai này» (1972) nghe thảm thiết quá vậy, nhất là khi nghe Thế Sơn trình bày trong chương trình Thúy Nga Paris By Night 70, với phần hòa âm rất đặc sắc của Tùng Châu. Nhắm mắt lại, chúng ta tưởng tượng như một đoàn người mặc đồ đen, âm thầm, lặng lẽ bước sau chiếc xe tang, đưa người bạc phước về nơi chín suối. Thú thật, tôi viết bài này khi tôi nhìn thấy sự giả dối trong trường hợp của riêng tôi, mà có lẽ cũng là của không ít bạn bè quen biết, qua những mối tình thề non hẹn biển nhưng chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Còn sống bên nhau mà đã phản bội nhau rồi thì khi một người về chốn âm cảnh, kẻ còn lại dương thế, đừng che mắt thế gian bằng cách ôm hoa đi viếng mộ, đốt vài cây nhang, lấy mù soa chậm nước mắt, khiến linh hồn người chết không thanh thản về miền miên viễn được:

  
  ... Nếu mai anh chết, xin em đừng tìm vào nghĩa trang nghe
     Xin em đừng vờ thương người cũ, đặt vòng hoa tưởng nhớ
     Nếu mai anh chết, đừng quấn khăn tang, để lãng quên duyên ban đầu
     và hồn anh được ghĩ yên một giấc thiên thu.


  
Nhưng cũng không nên quơ đũa cả nắm những người tình một thuở đó, cũng có người rất chân thành như một người đã cho tôi lời nói chân thành đáng yêu trong giai đoạn đời son trẻ, bay bướm của tôi mà tôi nhớ lại và lấy làm lời kết thúc bài «Biển Dâu» của tôi, đó là 7 chữ «Tôi yêu người còn hơn yêu tôi» :

  
  Em về ôm phận thương đau
  Tình vui được buổi ban đầu
  Tình buồn không biết bao lâu
  Lệ nhạt nhòa qua những đêm thâu
  Cho dù dâu biển chia phôi
  Chiều nao nhìn áng mây trôi
  Người ơi còn nhớ nhung lời:
  «Tôi yêu người còn hơn yêu tôi»

  
Cũng trong chiều hướng tốt đẹp này, tôi được biết có một trường hợp thật đáng đề cao tấm lòng chung thủy của người con gái. Đó là chuyệnmột người bạn nhạc sĩ nổi tiếng, rất thân với tôi, vào tháng tư năm1975, anh đã ra đi bất cập không một lời từ giã người yêu, một nữ ca sĩ, đã từ bao năm gắn bó. Nàng vẫn chờ, một năm, hai năm rồi ba năm, người ra đi vẫn biệt tâm, không có tin tức gì gửi về nhà, cô này vẫn đợi... Thỉnh thoảng cô ta gặp tôi, với nét mặt buồn hiu, hỏi thăm tin tức về người yêu, nhưng tôi cũng như cô thôi, đâu có nhận được thư từ gì của ông bạn. Nhưng có lẽ vì sự thúc bách của gia đình nên cô phải lấy chồng. Đám cưới của cô, tôi có tham dự. Nhưng tôi biết chắn chắn rằng cuộc hôn nhân tạm bợ này không kéo dài được và quả nhiên, không lâu sau đó họ ly dị và cho đến ngày tôi vượt biên, hơn 3 năm sau, lòng cô vẫn còn vương hình bóng của người yêu cũ mà cô vẫn đợi chờ.
 
Trong một bữa tiệc cưới, tôi ngồi gần một người khách không quen. Qua câu chuyện, ông khách này biết tôi là tác giả bài «Chữ Tình», ông hỏi tôi làm thế nào mà tôi  viết được một bài nhạc nói đúng tâm trạng của những người đang yêu quá vậy? (Có lẽ ông cũng đang ở trong tâm trạng này chăng?). Tôi nói thì thời thanh xuân, cũng ba chìm bảy nổi, chết đuối, trồi lên hụt xuống bao nhiêu bận rồi mới lấy đó làm kinh nghiệm để viết chứ. Thử hỏi có kẻ nào đang yêu mà được yên ổn sống phẳng lặng trong hạnh phúc không? Người ta bảo «Yêu nhau lắm cắn nhau đau», mà thật vậy, yêu nhiều thì ghen nhiều. Ghen thật cũng có mà ghen vu vơ cũng có. Ghen thật rồi buồn dằn vặt thì không nói làm gì. Nhưng ghen vu vơ rồi sợ sệt, sợ người yêu ngoạï tình rồi nay hờn mai giận, tối ngày sống trong khắc khoải lo âu thì mới đáng nói. Thấy người yêu thân mật với một kẻ khác - không phải là mình - thì mặt mày ủ rũ, buồn ơi là buồn. Vắng mặt người yêu đôi ba ngày thì thấy dài như đôi ba tháng, vắng mặt đôi ba tháng thì thấy dài như đôi ba năm. Tình yêu là liều thuốc bổ, đem lại cho con người sự hăng say làm việc nhưng tình yêu cũng là liều thuốc độc giết dần giết mòn kẻ bị người yêu cho mọc sừng:

  
  Chữ tình, thuốc đắng đã trao nhau
  Uống vào, chuốc lấy lắm thương đau,
  U sầu và héo hắt, lo âu đêm ngày
  Chữ tình là sông dài bóng mát
  Chữ tình là đêm dài thức trắng, 
  Chữ tình một khi uống vào đầy mặn,ngọt, chua, cay.

   
 Về sự hợp tác làm ăn, người ta kỵ nhất con số 3, cũng như khi có 3 người cùng chung với nhau mở một công ty hay hùn hạp làm ăn chuyện gì. Trong quân đội, «tam tam chế» thì được, nhưng trong công việc làm ăn, rất kỵ khi có 3 người kết hợp. Trường hợp của chúng tôi, 3 người: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, lấy tên chung là Lê Minh Bằng, hợp tác với nhau từ năm 1966 để mở lớp nhạc Lê Minh Bằng ở đường Hai Bà Trưng, thành lập ban Sóng Mới trên Đài Phát Thanh Saigon, phụ trách tổ chức Tuyển lựa ca sĩ ở rạp Quốc Thanh, và làm cố vấn cho hãng dĩa cùng nhà xuất bản Sóng Nhạc của Ông Nguyễn Tất Oanh ở đường Phạm Ngũ Lão. Thoạt tiên, ông Nguyễn Tất Oanh (đã qua đời) bảo rằng không được vì là 3 người, xui lắm. Chúng tôi không tin, cho đó là dị đoan, hơn nữa chúng tôi 3 người, một Nam, một Trung, một Bắc, có lẽ đó là ngoại lệ, sự xui xẻo không áp dụng cho trường hợp của chúng tôi. Ông chủ nhà in Hồng Ký, trong Chợ Lớn, nơi chúng tôi in nhạc lúc mới bắt đầu hợp tác, là một người Tàu, cũng nói: «À cái lày không được đâu nị, chếch à». Nhưng chúng tôi cũng không tin. Nhưng rồi 9 năm sau, CS vào, Minh Kỳ, người luôn luôn bảo rằng khi Việt cộng tới thì anh phải chạy tị nạn ngay, đem theo một đứa con trai lớn để nối giòng, nhưng rồi anh ở lại để chỉ 5 tháng sau, anh chết một cách oan uổng và phi lý ở trại giam. Và Anh Bằng với tôi, hai người còn lại cũng phải ở hai nơi xa xôi, cách nhau hơn 4,000 dặm, có gặp nhau cũng 5, 3 năm mới gặp nhau một lần. Người ta bảo «Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành», ở trường hợp của chúng tôi, biết vậy nhưng không làm sao được. Ba anh em chúng toi tam ngũ thành hiền - trong vấn đề làm việc cũng như trong vấn đề tình cảm, tính tình, đều bổ túc cho nhau, thiếu một trong ba người là không thể nào thành công được. 

Thoáng một chốc, đã 30 năm, hết nửa đời người. Ngày đặt chân lên vùng đất lạ, sức khỏe còn sung mãn, mái tóc còn đen mun, thế mà giờ đây, qua sinh hoạt hàng ngày, tôi thấy tôi «bóng dâu đã xế ngang đầu», càng ngày càng gần với đất hơn. Rồi đi về đâu? Người ta bảo đó là «chín suối mười suối», hay «cửu tuyền thập tuyền», «thiên đàng địa ngục» gì đó, đố ai biết được? Nhưng có lẽ mình sẽ gặp lại những người đã đi trước và về nơi đó trước mình, trước nhất là ông bà cha mẹ, thân nhân, rồi sau đó là bạn bè thân thích. Có điều chắc chắn là nơi đó không có hận thù mà chỉ có yêu thương, nơi đó chỉ có yên vui, không có buồn phiền, không có phản trắc. Rồi Minh Kỳ cũng làm nhạc đưa Lê Dinh viết lời cho thật gấp. Rồi tôi cũng sẽ thức trắng đêm để viết bài, không phải «Hạnh phúc đầu Xuân» mà bài «Hạnh phúc vĩnh cửu» và cùng Minh Kỳ đèo nhau trên chiếc xe Lambretta màu trắng của anh, rong chơi khắp chốn trong cõi yên bình miên viễn.

  
  Lê Dinh, Montréal, Canada (2006)
   

 

Bài viết của Nhạc Sĩ Lê Dinh "NÓI VỚI CÁC CON"

May 2, 2021
NÓI VỚI CÁC CON

Lê Dinh

Tôi muốn viết những giòng này để giải thích cho con cháu, không biết ông bà cha mẹ mình thuở xưa, tại sao lại đắt díu nhau qua đây, nơi cái xứ lạnh này để sinh sống? Các con, các cháu cũng đâu có biết rằng, trước đây, ba cũng không biết xứ Canada ra sao, chỉ học được qua bài dạy của ông Phạm văn Lược, giáo sư môn sử địaTrung học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) rằng xứ Canada thuộc châu Mỹ, ở tận miền Bắc Mỹ, về phía Nam giáp ranh với Hoa Kỳ, có 5 cái hồ lớn gọi là Ngũ Hồ, đó là hồ Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario. 5 cái hồ này mượn giòng sông có tên là Saint-Laurent để đổ ra biển Đại Tây Dương ở phía Đông. Ba chỉ biết có vậy thôi.

Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chuyện gì mà lúc trước ta không biết, chúng ta sẽ có dịp được biết và biết một cách tường tận. Cũng như trường hợp khi còn trẻ, tình cờ gặp một thiếu nữ đẹp thoáng qua trên đường, ta nhủ thầm, người đâu mà quá đẹp vậy, ước gì mình quen được với cô ta vàlàm cách nào để làm quen, nhưng rồi mình sẽ có dịp được quen với cô gái đó và có khi trở thành người thân nữa là đằng khác.

Nhắc lại buổi xế chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi nằm vắt vẻo trên chiếc võng được mắc qua hai cây cột trong nhà xe để đọc ngấu nghiến tập sách "Huyền Bí", chiếc radio để cạnh bên mình vang lên những câu đầu của bài hát "Nối vòng tay lớn" :
"Từ Bắc vô Nam nối liền cánh tay..." Tác giả Trịnh Công Sơn, mặc dù không có đàn phụ họa, vẫn gửi được đến thính giả miền Nam và cả miền Bắc tất cả tấm lòng và tâm hồn của ông ta để hân hoan đón mừng giây phút đầu tiên cuộc chiến thắng mong đợi của người Cộng sản.

Tôi nghỉ, thôi rồi, đã không còn gì nữa rồi. Mất nước là mất tất cả. Nhưng, trước cảnh thiên hạ ùn ùn rời khỏi thành phố - đúng là "chạy như chạy giặc", nhưng oái oăm thay, giặc đây cũng là người VN - tôi vẫn thụ động, nằm im đọc báo. Tại sao ta lại phải chạy trốn? Rồi tôi lại nghĩ thêm. Nếu họ vô thì họ cũng là người VN, trong khi mình chỉ là một công chức quèn, thì có gì đâu mà phải sợ. Rồi họ cũng phải cho guồng máy chính phủ hoạt động trở lại, ai ở đâu làm việc ở đó... cho đến ngày nào mà họ thấy đã đến lúc phải rà soát lại bộ máy chính quyền cũ thì họ bắt từ người cao cấp nhất còn lại cho đến những ai có "nợ máu với nhân dân" (theo tiếng của họ) đem ra tòa án xử tội. Hà cớ gì phải chạy trốn, mà chạy đi đâu, không quen lớn với ai, không có phương tiện, làm sao đây? Thôi đành ở lại xem sao, dù sao họ cũng là máu đỏ da vàng như mình.

Vài hôm sau, tôi đang nằm đọc "Huyền Bí" thì có một em nhỏ ở xóm phía sau nhà tôi (ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định), cầm cuốn vở học trò và cây viết chì đến ghi số gà tôi nuôi để lấy trứng, coi còn được bao nhiêu con. Rồi vài ngày sau nữa, em này trở lại, lui cui đếm gà và hỏi tôi tại sao thiếu mất một con gà mái. Tôi bảo nó đã chết toi rồi. Em nhỏ nói nó chết đâu đưa cho coi. Tôi trả lời rằng đã bỏ vào bao nhựa quăng vào xe rác rồi. Sự việc này làm tôi liên tưởng đến những lời đồn đãi rằng, sống dưới chế độ CS, không dám ăn thịt một con gà của mình nuôi, muốn ăn thịt gà, phải phi tang tất cả lông và xương gà, vì vậy ăn thịt gà cũng phải ăn lén lút ban hôm ban đêm, kẻo hàng xóm biết được mình ăn thịt gà, họ đi tố cáo với phường khóm thì rắc rối. Những lời đồn đãi này cho đến hôm nay tôi mới biết không phải là lời đồn nữa mà là sự thật. Trước đây, vì là người Nam, tôi cứ tưởng đó là những lời tuyên truyền để tố Cộng vậy thôi, chứ đâu đến đổi như vậy.

Một tuần sau ngày gọi là "giải phóng" này, tôi ra bến xe đò để về Gò Công thăm ba má và các em tôi, nhưng trước khi đi, tôi không quên đến phường xin một tờ giấy phép di chuyển. Khi tôi đến bến xe ở Chợ lớn lúc 3 giờ rưỡi chiều thì chỉ còn chuyến xe cuối. Khi xe chạy đến Bắc Mỹ Lợi, hành khách
xuống xe, lên phà qua phía bên kia sông là Cầu Nổi, thuộc địa phận Gò Công. Hành khách lần lượt trở lên xe ngồi vào vị trí của mình. Vừa khi xe sắp sửa tiếp tục chạy về Gò Công thì có một chú nhỏ, vai mang súng dài, dài bằng cả chiều cao thân hình của chú, bảo tôi xuống xe vào trụ sở gần đó để nói chuyện. Theo chú nhỏ vào trụ sở, tôi được mời ngồi đối diện với chú trên một chiếc ghế.
- Chú có biết chú được mời vào đây về tội gì không?
- Dạ thưa (tôi ú ớ, không biết gọi cậu ta bằng gì, vì cậu ta có lẻ còn nhỏ hơn tuổi con trai của tôi) dạ thưa... không biết.
- Cách mạng đã thành công rồi mà sao chú còn... kém văn hóa quá.
- Dạ thưa sao ạ?
- Chú có biết rằng cách mạng không bao giờ chấp nhận để tóc dài như chú không, đó là tàn dư của Mỹ Ngụy.
Đưa tay lên sờ phía sau ót của tôi, trời ơi, tôi có để tóc dài đâu, có du thủ, du thực gì đâu, chẳng qua là vì những biến cố lớn lao xảy đến dồn dập cả tháng nay, tôi không chú ý gì đến việc cắt tóc cho nên tóc tôi có hơi dài phía sau ót. Biết nếu có giải thích cho chú nhỏ này hiểu, cũng vậy thôi, tôi đành im.
- Chú ra kia hớt tóc rồi mới được đi.
- Dạ thưa, ra đâu ạ?
Chú nhỏ hất đầu, làm một cử chỉ hướng về phía trước trụ sở, bên lề đường, bảo tôi ra đó đứng chờ. Vài phút sau, có một ông thợ hớt tóc mang một hộp đồ nghề và một chiếc ghế đẩu, đến hớt tóc tôi cao lên cho hợp với "nếp sống văn hóa mới". Ác nỗi, khi móc túi trả tiền xong, nhìn lại thấy con đường vắng hoe. Vì chuyến xe tôi đi là chuyến chót, xe này đã chạy về Gò
Công rồi, không lẻ cả bao nhiêu người ngồi trong xe, ở đó đợi tôi sao? Tôi đành phải đi bộ vào xóm trong, thuê bao một chiếc xe lam để đưa tôi về thành phố Gò Công, báo hại cả nhà tôi hôm ấy, không hiểu sao tôi về quá trễ, lo lắng chắc có chuyện không may gì xảy đến cho tôi.
Tôi cố gắng hòa mình chung sống với những con người mới trong xóm, trong tổ, trong khóm, trong phường, từ việc mỗi tuần đi họp hai lần, ngồi bẹp xuống sàn đình để nghe chú Tư hốt rác và chị Năm bán cá ở trong xóm phía sau cư xá Thanh Bình giải thích về đường lối của cách mạng, để nghe những
bài dạy đời về cách xử thế của người dân dưới chế độ mới đến việc thi thoảng hân hạnh được nghe các cán bộ cao cấp xuống nói về tình hình chính trị quốc tế như nước "Một Răng" và nước "Một Rắc" ( Chữ Iran và chữ Irak mà họ họ đọc là Một Răng và Một Rắc - vì họ lầm lẫn giữa chữ "I" viết hoa
và số Một La Mã) là nước anh em bầu bạn của chúng ta v.v... Rồi còn suốt ngày phải nghe nheo nhéo bên tai, qua chiếc loa được giăng trên cột đèn trước nhà, giọng nói khó chịu của cô xướng ngôn người miền Bắc, nghe những bản nhạc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Ai yêu bác Hồ Chí Minh
hơn chúng em nhi đồng"... ra rả suốt ngày, từ sáng sớm đến giữa đêm khuya.

Rồi những vụ đổi tiền - thực ra chỉ là những vụ ăn cướp trắng trợn của nhà nước - gọi là đổi nhưng họ chỉ đưa cho mình một phần nhỏ, còn phần lớn họ giữ lại. Khi nào có việc cần thiết, như ma chay, cưới hỏi, phải làm đơn có lý do chính đáng mới được nhận lại một số ít tiền của chính mình, tùy theo nhu cầu. Rồi nào là vụ tịch thu và có thể bị đi tù những ai còn giữ những sách báo, băng nhạc, tập nhạc mà họ gọi là văn hóa đồi trụy, báo hại chúng tôi phải thức suốt đêm để đốt hết biết bao là sách vở, bản nhạc in thành tập, được tưng tiu gìn giữ từ hơn 20 năm qua. Rồi lại nạn đổi tiền thêm lần nữa, đi làm thủy lợi, nghĩa vụ quân sự... Con trai tôi, mới 16 tuổi, cũng hân hạnh được giấy gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, mặc dù thông
cáo nói 18 tuổi trở lên mới bị kêu đi lính. Báo hại thằng nhỏ phải trốn trong hồ nước cạn trên nóc nhà tắm mỗi khi phường khóm đến khám xét nhà để tìm nó, và tôi phải nói dối rằng nó về quê thăm bà nội đau nặng. Và sau đó tôi giải quyết một lần cho dứt khoát, bằng cách lo lót chính quyền mới ở Gò Công đổi tên và bớt tuổi trong khai sinh nó, cho không còn dính dáng gì tới tên cũ nữa. Ai có hỏi, vợ chồng tôi nói rằng thằng con trai về quê ở với ông bà nội luôn.

Tính ra, chúng tôi đã sống cho qua ngày tháng với CS được 3 năm. Tôi đã xin từ chức, thôi làm việc ở đài phát thanh từ ngày 1-01-1975, nghĩa là đúng 4 tháng trước khi CS vô, cho nên trong lý lịch, câu hỏi: Nghề gì, tôi khai là buôn bán. Buôn bán gì: Buôn bán thuốc tây. Mà đó là sự thật, từ ngày thôi việc ở đài Phát thanh, tôi về Gò Công, nhờ một dược sĩ bạn đứng
tên để mở một nhà thuốc tây, nhưng chỉ hoạt động được có 4 tháng là phải giao lại cho chính quyền y tế sở tại toàn bộ thuốc men. Trong 3 năm đó, gia đình tôi làm gì để sinh sống? Tôi và đứa con gái đầu lòng đi dạy, kèm trẻ tư gia, con ông cháu cha, con cái của cán bộ cao cấp, cha kèm Pháp văn, con dạy dương cầm, vợ thì làm "hãng kỹ nghệ" sản xuất bịch ny lông
nước ngọt đông lạnh, mỗi ngày sản xuất... vài chục bich, để bán cho mấy đứa con nít trong xóm.

Ba năm trôi qua. Một dịp may đưa đến, có một bà bạn cho biết bà có quen với một ông nọ, nguyên là hiệu trưởng một trường Trung học tư thục ở miền Tây, chán ghét chệ độ mới, tự ông đóng tàu để vượt biên. Còn thiếu chút đỉnh, ông muốn có người quen, chỗ đáng tin cậy hùn vốn để hoàn tất chiếc tàu. Quá đổi vui mừng, chúng tôi bán đổ bán tháo tất cả những gì còn lại trong nhà, bao nhiêu tư trang của bà xả cũng đem bán hết để có đủ 15 cây vàng nạp cho ông chủ tàu. Nào ngờ đây là một vố lường gạt của CS. Chúng nó đưa ra một tên cao ráo, đẹp trai, không có dáng dấp của bọn dép râu rừng rú, mạo nhận là hiệu trưởng để dễ lường gạt những người mù mờ, khờ khạo như vợ chồng chúng tôi. Khi vào nhà tù Phan Đăng Lưu, hỏi ra mới biết có nhiều người, phần đông là người Việt gốc Hoa, cũng bị lừa để lấy vàng như trường hợp gia đình tôi. Tả hình dáng ông "hiệu trưởng miền Tây" này thì đúng như boong. Thật ra người đó là tên Ba Sơn, cán bộ của sở Công an thành phố, mà những người vượt biên bị bắt, ai ai cũng biết. Ở tù 4 tháng ra, chúng tôi mặc dù không còn một xu dính túi, cũng tìm cách vượt biên nữa, vì không có cách nào sống chung với CS được. Giờ đây, khi ngồi viết lại những giòng tâm sự này, tôi nghĩ, thà không may chết hết cả gia đình ở dưới lòng biển thì thôi, chứ nếu mà còn ở với CS thì chắc giờ này, mồ mả hai vợ chồng tôi đã phủ rêu xanh, thằng con trai bây giờ chắc xác của nó được vùi lấp đâu đó ở bên Campuchia, còn 2 đứa con gái thì một đứa bán ở chợ trời, đứa nhỏ có lẻ cũng lưu lạc đâu đó bên Đài Loan hay Đại Hàn.

Nhưng trời còn thương gia đình chúng tôi. Sau nhiều ngày tháng đạp xe ra công viên Con Rùa ở đường Duy Tân để thu lượm tin tức cùng với nhiều anh em khác, tôi may mắn được tháp tùng một chiếc ghe đánh cá của một ông chủ ghe có tấm lòng nhân đạo bao la, cùng với tất cả gia đình gồm 5 người,
vượt biên mà không tốn tiền. Tôi nghĩ, thôi bây giờ phó thác tính mệnh của 5 người cho trời đất. Chết thì chết một lượt còn nếu sống thì với 10 cánh tay của 5 người, không thể nào chết đói được trong một xứ sở tự do nào đó mà chúng tôi chưa biết. Rồi tôi lại nghĩ, trời đất mênh mông, thế giới bao la, qua đó - một nơi xa xôi nào đó mà mình không biết - chắc gia đình mình sống một mình thôi, không có ai là người Việt như mình, không có đồng bào đồng hương của mình mà chỉ có người bản xứ. Như vậy, tuy buồn thì buồn thật nhưng không rắc rối, yên ổn và an tâm hơn.

Nhưng nào ngờ, sau 29 năm lấy nơi này làm chỗ dung thân, cũng chẳng được yên thân, nếu mình có một tâm hồn, một tấm lòng của một con người biết suy nghĩ, biết phân giải điều hay, điều quấy. Vì sao mình liều chết để đi tị nạn, liều chết để đến đây? Có phải vì bọn CS không?
Thế mà chúng cũng không để cho mình yên. Nhắc lại thời 1954-1975 cũng vậy. Đã phân chia ra 2 miền Nam Bắc, anh là CS, anh có phần đất miền Bắc của anh, anh lo chăm sóc dân anh, làm cho nước Xã hội chủ nghĩa phía Bắc của anh hùng cường lên, giàu mạnh lên, còn phần đất miền Nam của chúng tôi, để chúng tôi lo. Nhưng rồi miền Nam nào có được yên đâu? Chúng gian manh, dùng sức mạnh chiếm đoạt luôn miền Nam mầu mỡ để rồi cho đến ngày nay đưa cả nước xuống hố
thẳm của sự nghèo đói, trai đem thân đi làm thuê làm mướn xứ người, gái đi làm dâu thiên hạ ở các xứ lân bang, còn riêng đảng cầm quyền thì tha hồ cướp của dân lành để làm của riêng, đè đầu người dân thấp cổ bé miệng xuống tận cùng của chín tầng địa ngục. Nhưng rồi cũng chẳng yên nữa. Chúng
còn đưa cánh tay dài lông lá của chúng vươn ra khắp các nước có người tị nạn để tóm thâu thêm tiền bạc. Mình chạy, chúng rượt theo, mình chạy nữa, chúng rượt theo nữa. Ba nghĩ nay mai đây, khi ba mẹ nhắm mắt và xuống âm phủ, cũng vẫn còn phải chạy trốn CS nữa.

Như ba đã tâm sự ở trên, ba tưởng đâu rằng đến một xứ sở xa xôi như Canada này, gia đình mình chỉ sống có một mình ở một thị trấn hẻo lánh nào đó. Ngày ngày, ba mẹ ra đồng cuốc đất trồng rau, trồng cây ăn trái, trồng nho trồng bắp, sống yên ổn, bình dị cho hết kiếp người tị nạn. Có làm thì có ăn. Còn các con, các cháu thì lớn lên có công ăn việc làm xứng đáng,
hít thở không khí tự do, tương lai tươi sáng trước mặt. Nhưng cuộc đời không đơn giản như mình nghĩ. Tuy rằng chúng ta có đầy đủ các thứ vật chất linh tinh, nhà xe mọi thứ, cơm nước, bánh mì, bơ sữa dư thừa, nhưng về phía trong tận cùng tâm hồn, các người lớn tuổi như ba mẹ, luôn luôn khắc khoải. Nhìn xem, đồng bào mình, trong đó có thân nhân của gia đình mình, các chú các cô bên nội. các dì các dượng bên ngoại, cùng với con cái, anh chị em chú bác, cô cậu của các con, còn phải sống cuộc đời điêu đứng, bị đè nén, áp bức dưới chế độ dã man của bạo quyền CS.

Một hôm, tình cờ ba hỏi Đan Thi (bé gái, cháu ngoại 11 tuổi của chúng tôi) rằng ở trong lớp học có ai nói gì về nước Việt Nam không? Ba rất đổi ngạc nhiên và thật vui mừng khi nghe Đan Thi trả lời rằng:
- Có, con có biết về nước Việt Nam. Phải Hồ Chí Minh không ông ngoại? Il est méchant". - Ai nói với con như vậy?
- Cô con nói.
Đứa con nít 11 tuổi mà nó còn biết nói "Hồ Chí Minh, il est méchant" mà tại sao người lớn - mà là người tị nạn CS nữa - lại đi ca tụng Hồ Chí Minh, vinh danh họ Hồ là thánh nhân, là vua Nghiêu vua Thuấn. Hỏi những kẻ này không bằng đứa con nít sao? Những người tị nạn mà chạy theo bám đít CS, hỏi họ không có trái tim sao? Đồng bào mình sống lao đao kiếp người như kiếp cầm thú ở bên nhà, trong khi nhà cầm quyền thì ăn trên ngồi trước, thua cá độ cả triệu dollars, tham nhũng cả bạc tỉ dollars, họ không nhìn thấy sao? Còn đời sống của họ, của gia đình họ ở đây, bộ thiếu thốn lắm sao, mà họ còn phải bợ đít giặc thù để kiếm thêm chút đỉnh nữa. Thật
tình ba không hiểu nỗi?

Chuyện của ba bây giờ không phải là chuyện nhà chuyện cửa, chuyện công ăn việc làm nữa bởi vì ba mẹ đã hưu trí rồi, còn các con đã khôn lớn hết rồi, có công ăn việc làm đầy đủ, các cháu đã vào trường, tương lai sáng lạn trước mắt. Nỗi khắc khoải ưu tư của ba là chuyện bất công ở trong nước, chuyện chính quyền đàn áp người dân ở trong nước. Còn ở ngoài nước, ngay tại chính nơi đây, ở đất tị nạn này, là chuyện một số người vô tâm, ích kỷ, không có trái tim, làm ngơ trước sự khổ đau của dân mình, bán rẻ lương tâm để chạy theo giặc thù - những kẻ mà họ đã trốn chạy ngày xưa - hầu kiếm danh vọng hay tiền bạc gì đó mà chúng ta không thể hiểu. May ra, các con, các cháu sẽ hiểu điều này khi ba mẹ đã nhắm mắt. Họ gom góp tiền bạc ở ngoại quốc, đưa về Việt Nam, nói là để giúp đỡ những người khổ đau, bệnh tật, nhưng họ đâu có biết - hay họ biết mà vẫn làm vì đó là chủ trương và mục đích của họ - rằng làm như vậy là củng cố thêm sức mạnh của bạo quyền để tiếp tục đè đầu đè cổ dân mình lâu dài hơn nữa. Và họ cứ tiếp tục làm như vậy, tiếp tục quyên tiền ở hải ngoại đem về nói là giúp đỡ người khốn khó ở trong nước, nhưng cho đến bao giờ? Cả 50 năm nữa hay cả 100 năm nữa, cũng vẫn còn chuyện này nếu vẫn còn bè lũ rừng rú Bắc phương ngồi mãi trên đầu trên cổ người dân. Thấy tội ác mà không tố cáo là đồng lõa với tội ác; biết tội ác mà không chống đối, lại còn yểm trợ, thì không là đồng lõa nữa, mà là... đồng chí của những người gây ra tội ác. Họ có biết sự nghèo khổ, đói kém của dân mình từ đâu mà ra không? Nếu là người tị nạn chân
chính, họ phải yểm trợ tiền bạc cho những người dám anh dũng đứng lên đòi hỏi nhân quyền, tranh đấu cho tự do ở trong nước, tiêu diệt cái gốc gây nên sự đau khổ triền miên của dân tộc. Trái lại, họ còn cộng tác với quân phá hại đất nước bằng cách tiếp tay với bạo quyền CS, người thì cộng tác
hát hoặc làm MC, kẻ thì bán vé hát cho những buổi đại nhạc hội do văn công CS ra nước ngoài trình diễn. Có những hội đoàn tị nạn còn tuyên bố rằng họ không làm chính trị để đứng bên lề, làm ngơ trước sự đau khổ của dân mình.
Vậy sự có mặt của họ trên đất tị nạn này do từ nguyên nhân nào mà ra vậy? Họ có phải là người tị nạn thật sự không? Việc đòi hỏi cơm áo, tự do cho người dân không phải là làm chính trị, nhưng là người, ai cũng có lương tri, có trái tim, biết điều hay lẻ phải, chuyện tốt, chuyện xấu, để tranh đấu cho sự công bằng, không còn mầm mống bất công ở trong nước.

Ngày các con ra đi, đứa lớn nhất được 20 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới 13, các con chưa có sự hiểu biết nhiều về Cộng sản và chính ba đây, ngày vượt biên, dù đã 44 tuổi đời, ba cũng chưa thấu hiểu mấy về Cộng sản. Bây giờ, nếu ai hỏi ba Cộng sản là gì, ba trả lời rằng Cộng sản là đem tất cả những
sự gian dối, gian manh, lừa đảo, tàn ác... trên trái đất này cộng lại, đó là Cộng sản. Không phải ba nói để mà nói, nhưng đó là sự thật. Trong phạm vi bài viết ngắn này ba không thể giải thích hết về bài toán cộng ở trên (Gian dối + gian manh + lừa đảo + tàn ác = Cộng sản) để các con hiểu, nhưng từ từ, sống trên mảnh đất tự do này, các con sẽ hiểu thế nào là Cộng sản.

Một trong những ca khúc của ba mới viết sau này, bài "Đừng bỏ quên tôi", trong đó có câu: "Hỏi ai, tôi hỏi ai, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi bị giam mãi trong 4 bức tường này? Gia đình tôi đâu, con cháu tôi đâu, nhà cửa tôi đâu, muốn hỏi ai, xin trả lời giùm tôi một câu". Vậy, các con có biết tại sao gia đình mình phải trôi giạt từ phía bên kia địa cầu đến tận phía bên này địa cầu, bỏ làng mạc, quê hương, bỏ quê cha đất tổ, mồ mả ông bà, bỏ thân nhân ruột thịt để sống trên vùng đất xa lạ này không? Bởi ai vậy? Tại ai vậy? Nếu có câu trả lời rồi thì ba mong các con đừng bao giờ quên lý do tại sao chúng ta ở đây, và nuôi mãi trong lòng ý chí sắt đá của một người tị nạn chân chính, dù các con sống trên sự giàu sang phú quí sau này. Một lời khuyên ba gửi đến các con là các con đừng bao giờ quên mình là người tị nạn Cộng sản.

Các con yêu mến,

Ngày hôm nay 8 tháng 9, ngày sinh nhật của ba. 73 tuổi đời, theo ba cũng là đã "thọ" lắm rồi. Một phần đời trước đây của ba - kéo dài 20 năm - ba đã sống trong một chế độ biết tôn trọng nhân vị, coi hai chữ "tự do" là quý giá, có phép làng luật nước, có an ninh luật pháp, tuy rằng "nhân vô thập toàn" làm sao tránh khỏi những trường hợp cá biệt của một số người
trong chính quyền làm buồn lòng dân. Nhưng nếu đem so sánh với chế độ hiện tại ở trong nước, một chế độ mà gia đình mình đã may mắn thoát khỏi, thì là một trời một vực. Chế độ cai trị ngày nay là một tập đoàn, không phải là những người cùng chung một giòng máu Việt của mình, họ chiến đấu để xua đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, nhưng họ hại dân còn hơn thực dân, họ hô hào "không gì quý hơn độc lập tự do", nhưng ai nói đến hai chữ "tự do" là vào tù. Có ai đời nào mà bè lũ cầm quyền lại đi chiếm đất của dân để làm của riêng, từ trên xuống dưới, lớn tham nhũng theo lớn, nhỏ tham nhũng
theo nhỏ. Có chính quyền nào lại đưa đàn ông ra nước ngoài để làm lao công, làm thuê, làm mướn; có chính quyền nào bán phụ nữ ra nưóc ngoài để làm nô tỳ, làm đỉ điếm chưa? Có chính quyền nào lại cắt đất cắt biển dâng cho nước láng giềng để nước này bảo vệ cho họ được tồn tại, được mãi mãi cai trị và tiếp tục tham nhũng? Vì vậy, gần 30 năm sống ở xứ tự do mà ba cũng không thấy vui. Chỉ vui được một phần khi nhìn thấy các con các cháu có tương lai sáng sủa, sống ra kiếp sống của con người, có tự do, nhân quyền, có luật pháp bảo vệ. Điều không vui của ba là dù sống trong sự no cơm ấm áo, nhà cửa yên vui, ba vẫn nhớ đến một quê nhà khốn khó, đói nghèo vì một đảng cầm quyền vô lương, một lũ "buôn dân bán nước" như người ta nói.

Dù cho ba có nhắm mắt bây giờ, ba cũng không ân hận gì cả, ba chỉ buồn là không được nhìn thấy một nước Việt Nam tự do, phú cường như các lân bang, một nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền, có tự do thật sự như các nước tiên tiến. Nhưng nếu mà ba có chết trong khi Cộng sản vẫn còn chễm chệ trên ngôi báu của họ, bằng linh hồn, ba sẽ về VN - vì như các con biết, từ 29 năm qua, ba chưa hề nghỉ đến việc đi VN - bằng linh hồn, ba về để viếng thăm mồ mả ông bà nội, ông bà ngoại, thăm lại nơi chôn nhau cắt rún của ba là làng Vĩnh Hựu êm đềm khi chưa có bóng CS, thăm những người thân thuộc,
bà con hàng xóm láng giềng ngày xưa... Sống triền miên trong sự khắc khoải, thà chết cho được yên thân, vì hỏi ai không có một lần chết, đó là điều ba mong ước.

Ba các con,

Ngày sinh nhật 73 tuổi
8-09-2007
Lê Dinh




Share a story

 
Add a document, picture, song, or video
Add an attachment Add a media attachment to your story
You can illustrate your story with a photo, video, song, or PDF document attachment.